The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn
24/08/2021 - Lượt xem: 2441
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhân rộng, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, khuyến khích liên kết, liên doanh.

Để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 30 tháng 5 năm 2017 về lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy các cấp đẩy mạnh phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND, ngày 12 tháng 01 năm 2017 về đẩy mạnh phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 11 tháng 7 năm 2018 về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012. Theo đó, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ các hợp tác xã chuẩn bị thành lập; triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020; hướng dẫn về trình tự và thủ tục thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn các kiến thức về Luật Hợp tác xã năm 2012. Các hợp tác xã đang dần kết nối với các doanh nghiệp, nông dân để phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao, làm tăng lợi ích cho các hộ thành viên mỗi năm; chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ, định hướng sở hữu sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 237 hợp tác xã nông nghiệp với khoảng trên 9.000 thành viên. Các hợp tác xã đang dần kết nối với các doanh nghiệp, nông dân để phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ, định hướng sở hữu sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP. Đến nay, tỉnh có 141/182 xã đạt tiêu chí hợp tác xã, đạt 77%. Hiện nay trên toàn tỉnh xây dựng được 61 nông hội với hơn 2.000 thành viên ở 17/17 huyện, thị xã, thành phố.

Mô hình nông hội trên địa bàn thị xã An Khê đang cho thấy hiệu quả rõ nét

Về phát triển kinh tế trang trại, toàn tỉnh hiện có 178 trang trại được rà soát cơ cấu loại hình trang trại theo tiêu chí mới tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT, ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: lĩnh vực trồng trọt: 115 trang trại, chiếm 64,6 %; lĩnh vực chăn nuôi: 32 trang trại, chiếm 18%; tổng hợp: 31 trang trại, chiếm 17,4%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có trang trại thực hiện hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tổng số vốn đầu tư trang trại trên địa bàn tỉnh đạt 1117,52 tỷ đồng, bình quân vốn đầu tư đạt 6,3 tỷ đồng/trang trại; tổng số lao động phục vụ trong sản xuất kinh doanh của trang trại đạt 972 lao động, trong đó: Lao động thường xuyên: 445 lao động, lao động theo thời vụ: 479 lao động; bình quân mỗi trang trại sử dụng 05 - 06 lao động/trang trại, trong đó 01 - 02 lao động thường xuyên/trang trại và 02 - 03 lao động làm theo thời vụ/trang trại.

Tập trung phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến, trên địa bàn tỉnh hiện có 813 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm. Lĩnh vực chế biến nông sản phát triển, tăng theo từng năm về số cơ sở sơ chế, chế biến; thiết bị máy móc, công nghệ chế biến từng bước phát triển theo hướng hiện đại; điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, chế biến ngày càng được cải thiện; đã có 351 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các chứng nhận khác như HACCP, GMP, ISO được doanh nghiệp thực hiện ngày càng nhiều.

Phát triển liên kết tiêu thụ nông sản, xuất khẩu được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 133.039 ha diện tích các loại cây trồng thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đối tượng tham gia liên kết gồm 81 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác, trên 11.862 hộ nông dân và trên 42 doanh nghiệp làm đầu chuỗi liên kết. Các doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ dân thông qua các hợp đồng thỏa thuận, triển khai thực các sản phẩm chủ lực của tỉnh, điển hình, như: Cà phê, tiêu, cây dược liệu, rau, cây ăn quả... Xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tại địa phương: Đã triển khai 10 nhiệm vụ về xây dựng nhãn hiệu, bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tại địa phương, cụ thể: Đã có 04 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ (Nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Chư Sê; Nhãn hiệu cá nhân: Rau An Khê, Gạo Phú Thiện; Chỉ dẫn địa lý: Gạo Ba Chăm - Mang Yang), 06 sản phẩm đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ cấp văn bằng bảo hộ (Nhãn hiệu cá nhân: Phở khô Gia Lai, Khoai lang Lệ Cần - Đak Đoa, Rau Đak Pơ, Bò Krông Pa, Gạo Ia Lâu - Chư Prông, Chôm chôm Ia Grai). Tư vấn, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghệ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân: Đến nay, 100% sản phẩm OCOP cấp tỉnh được hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu; có 03/10 sáng chế được cấp bằng bảo hộ; có 18/28 sản phẩm được cấp bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; có 455/1.011 nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ; hơn 2.000 tổ chức, cá nhân được tư vấn, hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu thông thường, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp)...

Anh Kiệt

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG