The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Xây dựng làng thanh niên"2 không 2 có": Cần sự đồng lòng,chung sức
15/08/2019 - Lượt xem: 1746
Mô hình làng thanh niên “2 không 2 có” vừa được Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh triển khai từ tháng 1-2019. Đây là việc cụ thể hóa Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai cùng phong trào “Tuổi trẻ Gia Lai chung tay xây dựng nông thôn mới” của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn.
Theo kế hoạch, Hội LHTN Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố sẽ xây dựng thành công 1-2 mô hình làng thanh niên “2 không 2 có” trong năm nay. Trên cơ sở đó, các cơ sở Hội đã lựa chọn xây dựng các làng thanh niên “2 không 2 có” như: làng Rơm (xã Yang Nam, huyện Kông Chro); làng Bi Yông (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa); làng Bồ (xã Ia Yok, huyện Ia Grai); làng Bui (xã Nghĩa Hưng) và làng Kênh (xã Nghĩa Hòa) thuộc huyện Chư Pah… Qua 8 tháng triển khai, việc xây dựng mô hình làng thanh niên “2 không 2 có” đã đạt những kết quả nhất định, góp sức cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.
 
  Anh H'Mẫn-thanh niên làng Ia Nueng (bìa trái) phấn khởi khi được Đoàn xã, Hội LHTN Việt Nam xã Biển Hồ hỗ trợ cây giống để phát triển sản xuất. Ảnh: T.B
Anh H'Mẫn-thanh niên làng Ia Nueng (bìa trái) phấn khởi khi được Đoàn xã, Hội LHTN Việt Nam xã Biển Hồ hỗ trợ cây giống để phát triển sản xuất. Ảnh: T.B
 
Tại TP. Pleiku, Hội LHTN Việt Nam thành phố chọn làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) để xây dựng làng thanh niên “2 không 2 có”. Đây là làng Jrai với 40 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia sinh hoạt. Với tiêu chí không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên, đồng thời kiềm chế so với năm trước, Đoàn xã, Hội LHTN Việt Nam xã Biển Hồ đã tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức về pháp luật, quốc phòng-an ninh cho thanh niên. Bên cạnh đó phát huy vai trò của người có uy tín trong việc vận động, khuyến khích thanh niên thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 
Tuy nhiên, với Ia Nueng, tiêu chí không có thanh niên thất nghiệp và có mô hình thanh niên phát triển kinh tế rất khó thực hiện. Thanh niên ở làng chủ yếu làm nông theo mùa vụ nên không có việc làm thường xuyên. Do vậy, Đoàn xã, Hội LHTN Việt Nam xã Biển Hồ đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Trà Đa để giới thiệu việc làm cho ĐVTN. Đồng thời, xin kinh phí của UBND xã, phối hợp với cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng; hỗ trợ cây giống bơ và mít cho các hộ thanh niên có nhu cầu. Anh HMẫn-một thanh niên làng Ia Nueng-chia sẻ: “Thanh niên trong làng hiện còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vừa qua, được Đoàn xã hỗ trợ cây giống, giới thiệu việc làm, ai nấy đều rất phấn khởi và quyết tâm vươn lên làm ăn, phát triển kinh tế”.
 
Anh Nguyễn Văn Tuế-Bí thư Đoàn xã Biển Hồ-cho biết: Dù là làng dân tộc thiểu số nhưng Ia Nueng chưa có đội cồng chiêng thanh niên. Một số thanh niên biết đánh cồng chiêng thì đang tham gia sinh hoạt cùng đội cồng chiêng của các nghệ nhân lớn tuổi. “Sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng tập hợp, huy động thanh niên để thành lập đội cồng chiêng, chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”-anh Tuế nói.
 
 
Đội cồng chiêng thanh niên làng Bồ  là cơ sở để tiêu chí có đội, nhóm thanh niên gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được đảm bảo. Ảnh: Thủy Bình
Đội cồng chiêng thanh niên làng Bồ là cơ sở để tiêu chí có đội, nhóm thanh niên gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được đảm bảo. Ảnh: Thủy Bình
 

Mô hình làng thanh niên “2 không 2 có”: 2 không gồm không có thanh niên thất nghiệp; không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên và được kiềm chế so với năm trước. 2 có gồm có đội, nhóm thanh niên gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có mô hình thanh niên phát triển kinh tế. 
 

Trong khi đó, được Hội LHTN Việt Nam huyện Ia Grai chọn xây dựng mô hình làng thanh niên “2 không 2 có”, lợi thế của làng Bồ (xã Ia Yok) là phong trào tập luyện cồng chiêng rất sôi nổi. Làng có 2 đội cồng chiêng thanh niên và 1 đội cồng chiêng thiếu niên. Trong nhiều sự kiện văn hóa của huyện và của tỉnh, đội cồng chiêng thanh niên làng Bồ đều được chọn tham gia và đạt giải cao. Đặc biệt, trong đội có anh Rơ Châm Van-Bí thư Đoàn xã Ia Yok là người có tài chỉnh chiêng và đánh chiêng giỏi. Vì vậy, việc thực hiện tiêu chí có đội, nhóm thanh niên gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được đảm bảo. Với các tiêu chí còn lại, cũng như những làng dân tộc thiểu số khác, thanh niên nơi đây chủ yếu làm theo thời vụ nên việc làm không thường xuyên. Vì vậy, Hội LHTN Việt Nam xã Ia Yok đã chủ động kết nối với các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho ĐVTN; huy động sự đóng góp kinh phí của các ĐVTN trên địa bàn xã để hỗ trợ gà giống cho 3 hộ thanh niên (mỗi hộ 30 con). Đồng thời, Hội LHTN Việt Nam xã đã tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận, học tập các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu và giúp vay vốn phát triển kinh tế. Chị Lê Thị Thu Hà-Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Ia Yok-cho hay: “Khi làng Bồ được Hội LHTN Việt Nam huyện chọn để xây dựng làng thanh niên “2 không 2 có”, chúng tôi xem đây là cơ hội và là nhiệm vụ quan trọng cần sự đồng lòng của tất cả ĐVTN. Chúng tôi đã tổ chức họp, thống nhất ý kiến của ĐVTN trước khi thực hiện, tổ chức hoạt động”.
 
Theo kế hoạch của Hội LHTN Việt Nam tỉnh, làng thanh niên “2 không 2 có” được triển khai tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số được chọn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2022. Qua khảo sát, việc triển khai đã và đang gặp một số khó khăn như: thanh niên khi lập gia đình thường không còn mặn mà với công tác Đoàn-Hội; việc tham gia các đội cồng chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc còn hạn chế; ý thức của ĐVTN chưa được nâng cao, tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật, an toàn giao thông vẫn còn xảy ra; thanh niên một số địa phương gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế... Anh Trần Vi Tình-Phó Bí thư Huyện Đoàn Đak Pơ-cho rằng: Để thực hiện tốt các tiêu chí của mô hình làng thanh niên “2 không 2 có”, điều đầu tiên là phải thay đổi được nếp nghĩ, nâng cao nhận thức cho ĐVTN. Thanh niên phải có tinh thần nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm thì mới đoàn kết, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
 
Trao đổi với P.V, chị Hà Thị Giang Thảo-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh cho biết: “Việc triển khai xây dựng mô hình làng thanh niên “2 không 2 có” nhằm mục đích nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh nông thôn, an ninh chính trị. Đây cũng là cơ sở để tuổi trẻ góp sức cùng chính quyền địa phương hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc vận động thanh niên thay đổi nếp nghĩ, cách làm không phải là chuyện ngày một ngày hai. Vì thế, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân”.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG