The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Xây dựng Chính phủ điện tử: Tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế
09/06/2019 - Lượt xem: 1641
Theo báo cáo về chỉ số “Sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam” năm 2018 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam công bố, Gia Lai xếp ở vị trí thứ 45/63 tỉnh, thành. Kết quả này phản ánh đúng những tồn tại, hạn chế của tỉnh trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.

 Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động nhằm hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, so với sự phát triển chung của cả nước cũng như các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên, việc triển khai Chính phủ điện tử ở tỉnh ta vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể, năm 2016, Gia Lai được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam xếp hạng 38/63 tỉnh, thành về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông; năm 2017 tăng lên 1 bậc, đứng thứ 37/63. Nhưng đến năm 2018, vị trí này của tỉnh lại tụt xuống hạng 45/63.

 
Trung tâm phục vụ  Hành chính công tỉnh  chú trọng  ứng dụng  công nghệ thông tin vào hoạt động.Ảnh: K.N.B
Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.Ảnh: internet
 
Theo ông Hùng, tại tỉnh ta, ngoài các hệ thống phần mềm dùng chung toàn tỉnh thì còn ít đơn vị, địa phương xây dựng các phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà mới chỉ có số ít phần mềm quản lý chuyên ngành đã triển khai như: kế toán, quản lý tài chính, quản lý tài sản công, quản lý nhân sự, quản lý việc lập và thực hiện kế hoạch, quản lý đất đai... Việc công khai thông tin lên mạng theo quy định (Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP) còn hạn chế. Tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích rất thấp so với số hồ sơ phát sinh trên các dịch vụ hành chính công.
 
Tồn tại này có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức. Nhiều người chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc triển khai Chính phủ điện tử trong công cuộc cải cách nền hành chính. “Không ít cán bộ, công chức nghĩ rằng, xây dựng văn phòng điện tử làm rắc rối thêm công việc, tốn thêm thời gian, bị bó buộc thời giờ; không muốn công khai thông tin lên mạng vì sợ nhiều người biết và giám sát. Do đó, họ không quan tâm hoặc không cho đưa thông tin lên website cơ quan; sợ phải học thêm về kiến thức công nghệ thông tin; sợ phải thay đổi thói quen làm việc trên giấy tờ sang làm việc trên môi trường mạng... Thậm chí, một số cán bộ, công chức có suy nghĩ rằng: “Lâu nay làm như vậy (thủ công) công việc vẫn trôi chảy, việc gì phải thay đổi cho mệt!”-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nêu thực tế.
 
 
Xây dựng Chính phủ điện tử là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông để thực hiện các giao dịch với công dân, doanh nghiệp và các cơ quan hành chính. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính thông suốt, sự tiện lợi, sự tăng trưởng và giảm chi phí.
 

Một nguyên nhân nữa là sự thiếu quan tâm của không ít người đứng đầu cơ quan trong việc triển khai Chính phủ điện tử. Theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan nhà nước phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực, địa phương và tổ chức, cơ quan mình. Nhưng trong thực tế ở Gia Lai, nhiều thủ trưởng cơ quan giao cho cấp phó chịu trách nhiệm, không kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện, không quan tâm bố trí kinh phí, cán bộ. Cũng có người ngại học hoặc sợ mất thời gian học về công nghệ thông tin.
 
Tỉnh ta đang rất thiếu nguồn lực về công nghệ thông tin và viễn thông. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đa số chưa được đào tạo cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và chỉ một số cơ quan có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này. Về nguồn lực tài chính, tỉnh nghèo nên kinh phí đầu tư hàng năm cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước rất thấp so với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, dẫn đến tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, không tạo được sự phát triển tổng thể, hiệu quả.
 
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và người dân tham gia xây dựng chính quyền điện tử cũng còn nhiều hạn chế. Theo ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, doanh nghiệp còn thiếu phương tiện, kỹ năng và thói quen, niềm tin đối với việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; cũng chưa tin tưởng vào các dịch vụ bưu chính công ích trong việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua bưu điện.
 
Trong một lần trả lời báo chí, ông Nguyễn Quang Thanh-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng, địa phương liên tục 10 năm đứng đầu cả nước về chỉ số “Sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông”-cho biết: Lý do để Đà Nẵng đạt được kết quả đó là tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo, cùng sự đồng lòng, chung sức của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng có thể thấy, để xây dựng Chính phủ đạt hiệu quả hơn so với những năm qua, Gia Lai cần có sự quyết tâm mạnh mẽ và có những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đang gặp phải.
Theo GLO
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG