The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Về cuộc tổng tuyển cử và Kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung của cả nước
05/01/2016 - Lượt xem: 2253
Sau 30 năm chiến đấu gian khổ và anh dũng chống đế quốc Mỹ xâm lược, mùa Xuân năm 1975 quân và dân ta đã phát động cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, do nước nhà bị chia cắt lâu dài, cho nên sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở hai miền nước ta tồn tại hai Nhà nước với hai Chính phủ: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Do vậy vấn đề cấp bách trước mắt là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, thông qua bầu cử Quốc hội chung của cả nước.

Kỳ họp thứ Nhất - Quốc hội Nước Việt Nam thống nhất (Ảnh nguồn Internet)

Vào trung tuần tháng 11-1975, đại biểu nhân dân hai miền tổ chức Hội nghị hiệp thương bàn về tầm quan trọng và tính cấp bách cũng như về bước đi và biện pháp của việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước và quyết định Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất vào ngày 25-4-1976 theo những nguyên tắc dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kin. Việc giới thiệu những người ra ứng cử đã được tiến hành một cách thật sự dân chủ. Mặt trận dân tộc thống nhất cùng với các đoàn thể quần chúng đã đóng một vai trò rất quan trọng: những người ra ứng cử ở miền Bắc đều do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, ở miền Nam do Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam giới thiệu. Danh sách những người ra ứng cử đã được các tổ chức quần chúng ở cơ sở thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi đưa lên mặt trận thống nhất hiệp thương và chính thức giới thiệu 605 người ra ứng cử, đại diện cho các thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội.

Ngày 25-4 đã thật sự là ngày hội lớn của toàn dân, trên 23 triệu cử tri, với tư thế của người dân làm chủ, đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân. Cuộc bầu cử được đánh giá là nhanh, gọn, tốt. Ở miền Bắc đến 11 giờ, ở miền Nam đến 12-13 giờ, về cơ bản việc bỏ phiếu đã hoàn thành. Tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, cả nước là 98,77%; miền Bắc là 99,36%, miền nam là 98,59%. Có nhiều đơn vị bầu cử bỏ phiếu đạt 100% cử tri đi bỏ phiếu. Ở miền Bắc, tỉnh đạt tỷ lệ cao nhất là 99,93%; tỉnh đạt tỷ lệ thấp nhất là 98,44%. Ở miền Nam, tỉnh đạt tỷ lệ cao nhất là 98,99%; tỉnh đạt tỷ lệ thấp nhất là 96,13%. Kết quả, cả nước đã bầu đủ 492 đại biểu ngay ở vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Riêng tỉnh Gia Lai - Kon Tum (khi chưa chia tách tỉnh) có 1 khu vực bầu cử, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 98,99% trên 47 vạn dân, có 6 đại biểu trúng cử, gồm: bà Y Buông đạt 95,8% số phiếu bầu, Ksor Krơn (tức Nguyễn Văn Sĩ) đạt 98,06%, Đinh Núp đạt 97,42%, Nguyễn Tuấn Tài đạt 98,18%, Kpă Thin (Bhăm) đạt 96,59% và Lê Vấn đạt 93,06%.

Trong số 492 đại biểu, trong đó 16,26% là công nhân, 20,33% là nông dân, 1,22% là thợ thủ công, 28,66% là cán bộ chính trị, 10,97% là quân nhân cách mạng, 18,50% là trí thức, 4,06 là nhân sĩ dân chủ và tôn giáo. Quốc hội mới có 26,21% là phụ nữ, 14,28% là người dân tộc thiểu số. Với thành phần như vậy, Quốc hội thật sự là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử có ý nghĩa lịch sử, mở ra một kỷ nguyên độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội trên bình diện cả nước; đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình mở rộng và củng cố chính quyền ở nước ta, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, mang lại niềm tự hào chính đáng cho nhân dân ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội của nhân dân ta.

Sau hai tháng cuộc tổng tuyển cử, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã họp từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, tại Hội trường Ba Đình Hà Nội, với 482 đại biểu có mặt và vắng 10 đại biểu, do Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ đồng chủ tọa phiên họp. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 8 nghị quyết, đó là: nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976; nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca; nghị quyết về tên gọi của khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976; nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp; nghị quyết đặt tên mới cho thành phố Sài Gòn - Gia Định; nghị quyết thành lập các Ủy ban của Quốc hội và Tuyên bố của Quốc hội. Đặc biệt trong kỳ họp, Quốc hội đã bầu các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước ở cấp Trung ương, theo đó ông Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Nước, ông Trường Chinh được bầu Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, ông Phạm Văn Đồng được tín nhiệm bầu Thủ tướng Chính phủ; Quốc hội cũng đã bầu 7 Phó Thủ tướng và 36 bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang bộ.

Tại kỳ họp đã có 70 bài tham luận được trình bày trước Quốc hội, trong đó có tham luận của tỉnh Gia Lai - Kon Tum, do ông Ksor Krơn đọc với tiêu đề “Tỉnh Gia Lai - Kon Tum trên bước đường cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội”, trong đó có đoạn: “Nhân dân các dân tộc tỉnh chúng tôi đều bảo nhau rằng:  Giá bác Hồ kính yêu, trìu mến của mình còn sống, vào miền Nam, lên Tây Nguyên, đến Gia Lai - Kon Tum để đồng bào được đón Bác thì còn gì sung sướng cho bằng! Nay Bác không còn nữa... nhân dân các dân tộc tỉnh chúng tôi suốt đời ghi lòng tạc dạ công ơn trời biển của Hồ Chủ tịch, và nguyện suốt đời đi theo Đảng, đi theo Hồ Chủ tịch”.

Tổng tuyển cử và kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung của cả nước đã kế tục sự nghiệp Đại hội Tân Trào (Tuyên Quang) và của các khóa Quốc hội nối tiếp nhau từ ngày nhân dân ta giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Là kết quả thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước, tiếp tục hàn gắn những vết thương chiến tranh, hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Đỗ Thị Hương Lan

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG