The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Thực hiện chế độ báo cáo là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm
11/09/2016 - Lượt xem: 2204
Xác định việc chấp hành chế độ báo cáo là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công tác của tổ chức, cá nhân hằng năm; kiểm điểm xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc chế độ báo cáo.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cơ bản thực hiện nghiêm và có hiệu quả chế độ báo cáo, góp phần đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ báo cáo ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm, chưa đúng quy định, thậm chí không báo cáo; một số văn bản trình chưa đúng thẩm quyền. Tài liệu phục vụ các cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy... chưa đúng quy trình; chất lượng một số văn bản chưa đáp ứng yêu cầu, còn hình thức.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Công văn số 456-CV/TU ngày 08 tháng 8 năm 2016 yêu cầu các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các đảng bộ, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung tại Quy chế làm việc số 01-QC/TU ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020); Quy định số 775-QĐ/TU ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy trình xây dựng, thẩm định, hoàn thiện các văn bản trình cấp ủy; Quy định số 1077-QĐ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định 775-QĐ/TU ngày 21 tháng 01 năm 2013. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định; xác định việc chấp hành chế độ báo cáo là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công tác của tổ chức, cá nhân hằng năm; kiểm điểm xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc chế độ báo cáo.

 

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính trước Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tính chính xác của báo cáo và các văn bản do cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình tham mưu; chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo lập và gửi các báo cáo định kỳ, đột xuất, chuyên đề và các văn bản khác theo đúng nội dung và thời hạn yêu cầu, cụ thể: Báo cáo định kỳ: Gửi trước ngày 22 hằng tháng và của tháng cuối quý. Mốc thời gian được xác định từ ngày 20 của tháng trước đến ngày 20 của tháng sau (Lưu ý: Báo cáo tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 được xây dựng song song với báo cáo quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm). Báo cáo chuyên đề: Gửi đúng theo yêu cầu của cấp trên về nội dung, thời gian (báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề hoặc kết quả thực hiện chỉ thị, nghị quyết, kết luận... của Trung ương và của tỉnh). Báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất: Gửi Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngay sau khi sự việc xảy ra, nhất là những vấn đề về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và những vấn đề phức tạp, nhạy cảm phải báo cáo kịp thời (báo cáo có thể gửi qua mạng thông tin diện rộng của Đảng, fax, thư điện tử công vụ. Trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại và sau đó báo cáo bằng văn bản).

Về các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, các kết luận, thông báo kết luận của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đặc biệt là kết luận, thông báo kết luận tại các cuộc họp, hội nghị, các buổi làm việc... phải báo cáo sau 1 tháng kể từ ngày nhận được văn bản và thường xuyên báo cáo tiến độ triển khai thực hiện về Thường trực Tỉnh ủy (qua Văn phòng Tỉnh ủy) vào ngày 20 hằng tháng. Việc chuẩn bị nội dung hội nghị cấp ủy cũng được quy định cụ thể, theo đó: Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Cơ quan chủ trì xây dựng văn bản phải trình Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ít nhất 07 ngày làm việc trước khi diễn ra hội nghị. Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, họp Thường trực Tỉnh ủy: Cơ quan chủ trì xây dựng văn bản phải trình trước thời gian họp Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ít nhất 05 ngày làm việc. Riêng các nội dung có tính cấp thiết, đột xuất, cơ quan chủ trì phải có văn bản xin ý kiến trực tiếp các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần đổi mới công tác xây dựng báo cáo; tăng cường công tác phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phối hợp tốt với Văn phòng Tỉnh ủy trong việc cung cấp trực tiếp thông tin, tài liệu trên các lĩnh vực, bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gửi nhận văn bản; hạn chế việc gửi nhận văn bản giấy trong lãnh đạo, chỉ đạo và trao đổi thông tin...

Bài, ảnh: Huy Bảo

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG