The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
05/09/2014 - Lượt xem: 2575
Ngày 14 tháng 6 năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (gọi tắt là Chỉ thị số 07-CT/TU), đồng thời chỉ đạo quán triệt Chỉ thị đến các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Các cấp, các ngành đã căn cứ Chỉ thị số 07, Quyết định số 755-QĐ-UBND ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh “về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai ”, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện, đề ra những giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của địa phương, cơ sở để huy động các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề ngắn hạn và dài hạn, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Qua 03 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân được nâng cao; đã hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề, trong đó 08 cơ sở dạy nghề công lập, 02 cơ sở dạy nghề tư thục([1]), cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân. Trong 03 năm (2011 - 2013), bằng nguồn vốn của Trung ương và địa phương, tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề với tổng kinh phí 112.913 triệu đồng([2]). Các dự án dạy nghề được triển khai kịp thời, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học nghề trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã thẩm định và ban hành 55 bộ chương trình, giáo trình hệ trung cấp nghề, 23 bộ chương trình, giáo trình hệ sơ cấp nghề và 36 bộ chương trình dạy nghề dưới 3 tháng. Đã đổi mới phương pháp giảng dạy nghề theo hướng tăng cường bài giảng tích hợp, nâng cao năng lực thực hành cho người học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề nhằm trang bị cho người học nghề có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Các huyện, thị xã, thành phố đã đưa nhiệm vụ đào tạo nghề vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bộ máy quản lý công tác dạy nghề từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở đã được quan tâm, cấp huyện đã bố trí cán bộ làm công tác lao động việc làm theo dõi công tác dạy nghề, cấp xã đã bố trí cán bộ lao động - thương binh và xã hội theo dõi công tác dạy nghề. Đến nay, 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã bố trí cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm theo dõi công tác dạy nghề thuộc phòng lao động - thương binh và xã hội.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề được quan tâm, phát triển về mặt số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh có 683 cán bộ, giáo viên, trong đó có 493 giáo viên dạy nghề cơ hữu([3]). Ngoài giáo viên cơ hữu, hằng năm đã huy động khoảng 60 cán bộ, kỹ sư và nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Hầu hết giáo viên dạy nghề đều có phẩm chất chính trị, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Trong 3 năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề, các trường sư phạm kỹ thuật bồi dưỡng kỹ năng sư phạm dạy nghề cho 136 giáo viên và người dạy nghề. Hằng năm, tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề từ cấp khoa, tổ bộ môn tới cấp trường và hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ như: Lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, các lớp đào tạo chuẩn đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; mời các chuyên gia, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, các nghệ nhân, kỹ sư, thợ bậc cao trong các doanh nghiệp tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Công tác đào tạo nghề đã mở rộng được quy mô đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, các cơ sở dạy nghề đã chú ý giáo dục vệ sinh, an toàn lao động, ý thức tác phong công nghiệp, chuyển từ đào tạo theo “cung” sang đào tạo theo “cầu” của thị trường lao động, đem lại hiệu quả thiết thực. Đa số học viên sau khi tham gia các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, khi hoàn thành khóa học đã trở về phục vụ sản xuất trong gia đình, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định sản xuất, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập, từng bước ổn định đời sống.

Những năm gần đây, nhu cầu tham gia học nghề của người lao động rất lớn cả trong nhóm học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong 3 năm, đã đào tạo 40.293 lao động([4]). Những lao động có việc làm sau khi học nghề đã có thu nhập cao, tương đối ổn định([5]). Trên địa bàn tỉnh có 521 hộ gia đình có người tham gia học nghề đã thoát nghèo([6]).

Một số cơ sở dạy nghề đã quan tâm và bước đầu thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; phối hợp với các trường đại học chuyên ngành trong nước để cử kỹ sư, công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành cùng cơ sở dạy nghề, nhận học sinh vào thực tập, thực hành tại doanh nghiệp và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Hiệu quả của công tác đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy nghề các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã quan tâm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề và triển khai quá trình đào tạo đối với tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tập trung vào các nội dung thực hiện chế độ chính sách, quy định của nhà nước về dạy nghề, chương trình, nội dung và quy trình đào tạo nghề; nền nếp dạy và học, chất lượng đào tạo, việc quản lý cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các cơ sở dạy nghề. 

Thực hiện Đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh, những năm qua, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Quan niệm bao cấp trong lĩnh vực dạy nghề dần được thay đổi. Các cơ quan chức năng đã năng động hơn trong công tác tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào dạy nghề. Các đoàn thể quần chúng, các cơ sở dạy nghề tư nhân và nhân dân thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tham gia phát triển dạy nghề. Bên cạnh đó, kinh tế của tỉnh trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá, lực lượng sản xuất phát triển; khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng được đổi mới cùng với tiến trình đổi mới của tỉnh, công tác thực hiện xã hội hóa dạy nghề đã đạt được kết quả đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực có tay nghề([7]).

Tỉnh đã huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội để mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo trong lĩnh vực dạy nghề. Thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề, trong 3 năm qua các doanh nghiệp có sử dụng số lượng lao động lớn trên địa bàn tỉnh đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng để đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động. Một số công ty, tập đoàn kinh tế đóng chân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, liên kết với các trường đào tạo nghề, đào tạo hàng trăm công nhân kỹ thuật. Việc tự tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã giúp cho đơn vị chủ động tuyển dụng lao động có trình độ kỹ thuật phục vụ sản xuất.



[1] 15 cơ sở dậy nghề bao gồm: 8 cơ sở dạy nghề công lập (Trường Cao đẳng nghề Gia Lai, Trường Trung cấp nghề An Khê, Trường Trung cấp nghề Ayun Pa; 03 trung tâm dạy nghề ở các huyện Đức Cơ, Chư Sê và Krông Pa; 02 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên là huyện Kbang và Chư Prông). 02 cơ sở dạy nghề tư thục (Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Gia Lai, Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai) và các cơ sở khác: Trường Trung cấp nghề số 15 - Bộ Quốc phòng; Chi nhánh đào tạo nghề thuộc Trường Cao đẳng nghề số 5 - Quân khu 5; Trường trung cấp nghề 21- Quân đoàn 3; Trung tâm đào tạo lái xe thuộc công ty cổ phần xây dựng và vận tải Gia Lai; Trung tâm dạy nghề lái xe thuộc công ty trách nhiệm vận tải ô tô tỉnh Gia Lai.

 ([2]) Trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề: 61.400 triệu đồng; kinh phí địa phương: 51.513 triệu đồng. Năm 2011, tổng kính phí đầu tư: 17.000 triệu đồng; năm 2012: 46.000 triệu đồng; năm 2013: 49.913 triệu đồng.    

[3] Gồm: 19 thạc sĩ, 223 đại học, 68 cao đẳng, trung cấp và 183 người dạy nghề lái xe.

3 Năm 2011, tổng số người tham gia học nghề là 15.025 người ở 26 ngành, nghề (trong đó, dân tộc thiểu số: 5.981 người, chiếm 39%); lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp: 10.331 người (chiếm 68,7%), nông nghiệp: 4.694 người (chiếm 31,2%). Năm 2012, có 12.218 người tham gia học nghề ở 27 ngành nghề (trong đó, dân tộc thiểu số: 5.753 người, chiếm 47%); lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp: 8.632 người (chiếm 70,7%), nông nghiệp: 3.586 người (chiếm 29,3%). Năm 2013, có 13.050 người tham gia học nghề ở 36 ngành nghề (trong đó, dân tộc thiểu số: 7.473 người, chiếm 57,26%); lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp: 4.633 người (chiếm 65%), nông nghiệp: 4.633 người (chiếm 35,5%).

[5] Như: Trồng chăm sóc và cạo mủ cao su, trồng chăm sóc và thu hoạch cà phê,... thu nhập ngày công tăng từ 120.000 đồng/ngày lên 150.000 đồng/ngày; đối với nhóm học nghề phi nông nghiệp, thu nhập của người lao động đạt 4 triệu đồng/tháng (tăng 1 triệu đồng khi chưa học nghề) và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 24% (năm 2012) lên 25,7% (năm 2013).

5 Huyện Mang Yang: 286 hộ, Chư Prông: 05 hộ, Ia Grai: 07 hộ, Kbang: 23 hộ, Phú thiện: 11 hộ, Chư Pưh: 09 hộ, Ia Pa: 01 hộ, Ayun Pa: 02 hộ, Chư Păh: 117 hộ, Kông Chro: 20 hộ, Đak Đoa: 40 hộ; 192 lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp trên địa bàn huyện (Mang Yang: 70, Chư Prông: 26, Chư Pưh: 26, Ayun Pa: 50 và Chư Pah: 20); 38 hộ sau khi học nghề đã trở thành hộ khá (Phú Thiện: 05, Ia Grai: 04, Ia Pa: 02, Ayun Pa: 05, Đak Đoa: 22).

([7])  Xuất khẩu lao động của tỉnh từ năm 2011 - 2013 là 2.858 người, trong đó dân tộc thiểu số là 259 người. Chủ yếu sang lao động ở các nước như Lào: 1.716 người, Campuchia: 862 người, Hàn Quốc: 79 người, Nhật: 07 người, Đài Loan: 05 người, Malaysia: 187 người, Singapo: 02 người.

Nhất Gia

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG