The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
02/07/2018 - Lượt xem: 1716
Từ khi thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu cách đây 5 năm, và nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII đến nay, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã được triển khai trên một cấp độ mới, ráo riết hơn, quyết liệt hơn, và đã đạt được những kết quả tích cực, tạo hiệu ứng tốt, có sức lan toả mạnh, góp phần khôi phục niềm tin trong các tầng lớp nhân dân...

 

Từ khi thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu cách đây 5 năm và nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII đến nay, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã được triển khai trên một cấp độ mới, ráo riết hơn, quyết liệt hơn, và đã đạt được những kết quả tích cực, tạo hiệu ứng tốt, có sức lan toả mạnh, góp phần khôi phục niềm tin trong các tầng lớp nhân dân, tạo động lực mới để đất nước đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Điều mà dư luận nhận thấy rõ là trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay, thực sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

 

Trong cuộc đấu tranh đó, báo chí là lực lượng luôn ở trên tuyến đầu, là vũ khí sắc bén, vào cuộc mạnh mẽ và tỏ rõ hiệu quả to lớn. Nhiều vụ tham nhũng do báo chí phát hiện đã được xem xét, điều tra, xét xử nghiêm minh. Trong quá trình xét xử, báo chí tiếp tục đồng hành để làm rõ sự thật. Báo chí chính là lực lượng tiếp sức cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong toàn Đảng, toàn dân.

 

Thực tiễn mấy năm qua đã khẳng định, báo chí có vai trò rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng lãng phí (PCTNLP), thể hiện rõ ở các mặt như sau: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTNLP; Cung cấp thông tin từ những phát hiện của cán bộ, nhân dân và những phát hiện của chính báo chí để các cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lí; Theo dõi, phản ánh và giám sát quá trình xử lí các vụ việc tham nhũng, lãng phí đã được phát hiện; Biểu dương, cổ vũ các tấm gương, nhân tố mới trong đấu tranh PCTNLP; nhân rộng những cách làm hay, kinh nghiệm tốt, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí;  Phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, trong đó có luận điệu cho rằng chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là để thanh trừng nội bộ; Tạo diễn đàn tranh luận công khai, phát hiện những bất cập, yếu kém trong công tác đấu tranh PCTNLP để cơ quan Đảng, Nhà nước có cơ sở xem xét, điều chỉnh chủ trương và chính sách về PCTNLP.

Hàng loạt vụ án tham nhũng lớn, gọi là “đại án”, đã được báo chí phát hiện, bám sát diễn biến để đưa tin kịp thời. Gần đây nhiều vụ tham nhũng lớn tại một số ngân hàng đã được đưa ra xét xử. Hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng có tinh vi đến đâu, cuối cùng cũng được đưa ra ánh sáng, nhờ sự phát hiện, tố cáo của nhân dân, thường trước hết tố cáo với các cơ quan báo chí, và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp của giới báo chí cả nước. Hội có chức năng tập hợp, đoàn kết gần 24 nghìn hội viên đang làm việc tại hơn 900 cơ quan báo chí. Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội nhà báo Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động thực hiện NQTW4 khoá XII về chống suy thoái đạo đức, chính trị, lối sống, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, trong đó, chú trọng cả việc chống suy thoái, chống tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ giới báo chí.  Thông qua 63 HNB các tỉnh, thành phố, 19 Liên chi hội và gần 200 chi hội trực thuộc ở Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam khích lệ cổ vũ các hội viên – nhà báo tham gia đấu tranh PCTNLP. Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí viết về lĩnh vực PCTNLP, bảo vệ hội viên - nhà báo tham gia đấu tranh PCTNLP, động viên khen thưởng hội viên có thành tích, phát hiện xử lí những hội viên - nhà báo vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực này.

Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức rất thành công Giải báo chí toàn quốc lần thứ nhất về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Qua đó, nhiều nhà báo có tác phẩm báo chí xuất sắc đã được tôn vinh. Đặc biệt, phẩm chất dấn thân của các nhà báo, quyết làm rõ sự thật, bảo vệ công lý, lẽ phải, vì lợi ích của cộng đồng, đất nước và dân tộc cũng đã được thể hiện rõ trong nhiều tác phẩm báo chí được trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 12 năm 2017 tối 21-6 vừa qua. Bằng tinh thần quả cảm và cống hiến, bằng lao động sáng tạo, nhiều nhà báo đã có những tác phẩm báo chí có sức lay động, góp phần nhân lên ngọn lửa niềm tin trong xã hội về cuộc đấu tranh vô cùng cam go, phức tạp này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo chí vẫn còn những hạn chế, thiếu sót trong PCTNLP như:  Có lúc chưa phản ánh được một cách đầy đủ, kịp thời những hiện tượng, vụ việc tham nhũng tiêu cực, lãng phí mà nhân dân đã phát hiện. Một số vụ việc không được theo đuổi đến cùng; Một số cơ quan báo chí còn thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức… Có những nhà báo lợi dụng nghề nghiệp, tuy mang danh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nhưng lại theo đuổi mục đích không trong sáng. Đó chính là hiện tượng “tiêu cực đi chống tiêu cực”, tác động xấu tới hình ảnh của người làm báo chân chính.

Nghề báo là một nghề đặc biệt. Báo chí có sức mạnh thật sự, có người gọi đó là “quyền lực thứ tư”, nhưng quyền lực đó là do nhân dân, xã hội trao cho báo chí. Chỉ bằng việc đóng góp tích cực cho xã hội, chiến đấu vì công lý và lẽ phải, vì những giá trị tốt đẹp, báo chí mới thực sự có sức mạnh. Đạo đức nghề nghiệp là điều cốt lõi, có tính sống còn với nghề báo. Để nêu cao đạo đức nghề nghiệp, ngăn chặn những hành vi sai trái, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định về Đạo đức nghề nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2017. Đến nay, đã thành lập gần 300 Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp Trung ương tới các các cấp hội địa phương để ngăn chặn, xử lý những việc làm sai trái của một số nhà báo. Chúng ta cần cổ vũ, khen thưởng kịp thời những nhà báo có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, đồng thời cũng phải xử lý nghiêm những nhà báo vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.   

Có một điều lâu nay chúng ta vẫn nói là tình trạng “Sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” trên báo điện tử. Trong thời gian vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã áp dụng phần mềm theo dõi việc đăng và gỡ tin bài trên báo điện tử. Phần mềm này đã hoạt động gần 1 năm và rất có hiệu quả. Trước đây, khi chưa thực hiện thì hàng tháng có hàng trăm bài đăng lên rồi gỡ xuống vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp chúng ta “ngửi” thấy sự vụ lợi, sự cám dỗ của lợi ích vật chất. Vấn đề này đã được khắc phục đáng kể, hiện nay một tuần chỉ còn hai, ba bài gỡ. Ai đăng lên gỡ xuống phải có giải trình thỏa đáng. Cách làm này đã góp phần chấn chỉnh lại kỷ cương trong hoạt động báo chí nói chung và đặc biệt trong báo điện tử.

Cũng cần nêu rõ một số khó khăn, trở ngại của báo chí trong PCTNLP.

Đó là việc cung cấp thông tin còn nhiều bất cập. Luật Tố cáo được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 11-11-2011 đã nêu rõ, các cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin liên quan đến tham nhũng; và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho báo chí, trong trường hợp không thể cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và phải nêu rõ lý do. Nhiều thông tin được coi là “mật” nên báo chí không có điều kiện tiếp cận. Có trường hợp, nhà báo được cung cấp thông tin và người cung cấp thông tin cho nhà báo không được đảm bảo an toàn. Đó là việc còn thiếu một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để cùng báo chí giải quyết các vụ việc.

Và càng phải thấy rõ, nhà báo tham gia vào cuộc đấu tranh này luôn phải đối mặt với thử thách, hiểm nguy. Luật Báo chí (sửa đổi năm 2016) đã quy định rõ những nội dung bảo vệ các nhà báo hành nghề đúng pháp luật. Nhưng thực tế, ở một số địa phương, vẫn còn không ít những hành vi xúc phạm, ngăn cản, thu giữ tài liệu, phá hủy máy móc, thậm chí đe dọa tính mạng các nhà báo và người thân của họ. Ai bảo vệ nhà báo? Trước hết, pháp luật phải bảo vệ họ, dư luận xã hội bảo vệ họ, rồi đồng nghiệp là ban biên tập, những anh em trong tòa soạn và giới báo chí bảo vệ họ…

Để phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xin đề xuất một số biện pháp thiết thực như sau: Thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần thống nhất cơ chế cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, thực hiện đúng quy chế người phát ngôn, tạo điều kiện cho báo chí tham gia PCTNLP một cách thuận lợi và an toàn. Thứ hai, có cơ chế để báo chí theo dõi và đồng hành trong quá trình xử lí các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Thứ ba, có các biện pháp bảo vệ an toàn cho nhà báo tham gia cuộc đấu tranh PCTNLP. Tạo môi trường pháp lý, môi tường xã hội lành mạnh để bảo vệ các nhà báo. Thứ tư, cần động viên, khen thưởng kịp thời các cơ quan báo chí và nhà báo có thành tích xuất sắc trong phòng chống tham nhũng.
 

Đối với các cơ quan báo chí, cần chú trọng hơn nữa công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Thủ đoạn của kẻ tham nhũng hết sức tinh vi, đòi hỏi báo chí vào cuộc vừa với dũng khí mạnh mẽ, đồng thời ngày càng phải chuyên nghiệp hơn. Các nhà báo phải rèn luyện một cách toàn diện, vừa phải có tinh thần dấn thân, vừa phải có kỹ năng tác nghiệp cao để khi đối mặt với thử thách, khó khăn, hiểm nguy quyết không lùi bước. Cùng với đó, nhà báo phải trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng về nghề và khả năng tác nghiệp trong điều kiện khẩn cấp, khó khăn. Các nhà báo phải hết sức tránh những sơ suất trong hoạt động nghề nghiệp. Đôi khi chỉ cần một sai sót khi tiếp cận sự thật, trong giao tiếp, hay khi thể hiện trên mặt báo với những câu chữ thiếu thận trọng, những đánh giá, phân tích không thỏa đáng…sẽ không chỉ hủy hoại giá trị của tác phẩm báo chí mà có khi còn gây những khó khăn và tác động rất xấu tới cuộc sống và con đường làm nghề của nhà báo.

Ở đâu vai trò của người đứng đầu cũng rất quan trọng, đặc biệt với một cơ quan báo chí, vai trò đó càng phải thể hiện rõ. Trong tòa soạn, tổng biên tập như một ngọn cờ. Nếu anh là một người làm báo chính trực, có dũng khí, người làm báo tử tế thì sẽ xây dựng được trong tòa soạn một không khí làm việc chuẩn mực. Và sẽ có người noi gương anh để hành động. Đôi khi thông qua tổng biên tập mà phóng viên có cảm hứng, dũng khí, niềm say mê nghề nghiệp, quên đi mệt nhọc, gian khổ, khó khăn. Nên cách điều hành của tổng biên tập sẽ quyết định tạo nên một môi trường báo chí hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực. Ở một cơ quan báo chí có một tổng biên tập sáng về đạo đức, giỏi về nghiệp vụ thì chắc chắn ở đó có môi trường làm việc lành mạnh và đội ngũ biên tập viên, phóng viên làm việc đúng với tinh thần đạo đức nghề nghiệp. Ở đâu đó có chụp giật, lợi ích nhóm, có chuyện không trong sáng trong đội ngũ lãnh đạo sẽ gây chán nản, làm thui chột những ý tưởng sáng tạo, tinh thần cống hiến của người làm báo và không thể có tác phẩm báo chí xuất sắc. Trong môi trường báo chí mà người lãnh đạo không trong sáng sẽ là mảnh đất cho cách làm báo tiêu cực mà gần đây chúng ta đã cảnh báo.

Chống tham nhũng đang thử thách bản lĩnh cầm quyền của Đảng ta. Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh PCTNLP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của báo chí. Những vụ tham nhũng lớn mà chúng ta xử lý gần đây đã gây được hiệu ứng tích cực trong đời sống kinh tế-xã hội, nhưng cuộc đấu tranh này đang đòi hỏi cả hệ thống chính trị, trong đó có báo chí phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời báo chí cũng rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa của hệ thống bảo vệ pháp luật, của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, của các tầng lớp nhân dân. Sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân trong trận đánh lớn không khoan nhượng này vì sự tồn vong của chế độ, vì tương lai của đất nước, các nhà báo, các cơ quan báo chí cần tiếp tục nêu cao tinh thần chiến đấu, bản lĩnh chính trị, năng lực tác nghiệp và đạo đức nghề báo.

Theo Xây dựng Đảng

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG