The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Mấy suy nghĩ về thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
17/04/2015 - Lượt xem: 4441
Nước ta là nước dân chủ. Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác, và xác lập xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, dân là chủ và dân làm chủ. Nói cách khác, dân là gốc, dân là người chở thuyền, nhưng cũng là người lật thuyền. Một khi nhân dân thực sự phát huy được quyền làm chủ của mình, thì nền dân chủ đó mới “lành mạnh”, xã hội mới văn minh, từ đó người dân mới nêu cao tinh thần trách nhiệm trước những vận mệnh của Tổ quốc, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, trực tiếp tham gia vào việc đề xướng, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhân dân nô nức đi bầu cử (nguồn: Internet)

Người dân ở đây được hiểu ở nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp ở một bộ phận những người lao động chân tay, nông dân mà kể cả cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, trí thức... Vì vậy, khi đề cập đối tượng ở góc độ rộng, là chúng ta cần phải quan tâm về phạm vi ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Do đó, khi nêu luận đề làm thế nào để phát huy một cách tối đa, có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân là đã “động chạm” và xem xét toàn diện các hoạt động của mỗi con người. Chẳng hạn, khi xem xét hệ thống ứng xử, hành vi của một cán bộ đang thực thi công vụ của Nhà nước, thì “chất dân” trong con người anh ta được bộc lộ như thế nào, cụ thể hơn, những quyền, nhiệm vụ của một cán bộ, công chức khác với quyền (làm chủ) của người dân ra sao.

Nhìn nhận một cách khách quan, tình hình thực thi dân chủ ở nước ta ngày càng được cải thiện và mở rộng, đời sống dân chủ đã thật sự trở thành lối sống, nếp sống văn minh của xã hội, người dân được trực tiếp tham gia vào nhiều vấn đề quốc kế, dân sinh; chẳng hạn chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân cử ra, những việc liên hệ đến vận mệnh quốc gia đều được đưa ra nhân dân bàn thảo và quyết định, đơn cử như tham gia góp ý về Dự thảo Báo cáo chính trị trình các Đại hội của Đảng; dân tố giác những sai phạm của các cơ quan, cá nhân, các công trình rút tiền của của Nhà nước; việc đề cử, bầu cử các cơ quan công quyền đã dần đi vào thực chất, hơn là mang tính hình thức như trước đây, hoặc giới thiệu người để gạch v.v... Tuy nhiên, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải trải qua từng bước, có “lộ trình” chứ không thể là dân chủ quá trớn, dân chủ ồ ạt, hay dân chủ theo tiêu chí của một số nước có chủ ý áp đặt. Trước hết, cần nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của mỗi người dân, được như vậy người dân mới không “lơ mơ” và không bị “bắt nạt”.

Chính vì trình độ dân trí còn thấp, cho nên có những trường hợp người dân chưa biết phát huy quyền làm chủ, “quyền lực nhân dân” của mình, thậm chí có những trường hợp tự tước đi quyền làm chủ, như không tham gia bỏ phiếu bầu cử, có quyền chất vấn những “công bộc” của nhân dân về những vấn đề “nóng bỏng” lại hờ hững, vô cảm, không có ý kiến gì. Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông tin đại chúng đa chiều toàn cầu, nên không thể chỉ nói xuôi chiều, bưng bít thông tin. Một vấn đề cũng nên lưu ý, lâu nay một số phóng viên báo chí thường “mớm lời” cho người dân khi phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thái quá, như biết ơn Đảng, Nhà nước về một việc làm nào đó ở cơ sở. Việc cám ơn Đảng, Nhà nước không có gì là sai, vì đó là phép lịch sự, văn minh, thể hiện người có văn hoá khi có ai đó giúp cho mình, nhưng lạm dụng quá sẽ trở thành giả tạo, gượng ép, thiếu tế nhị. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là phải chăm lo cho dân, như Bác Hồ đã từng khẳng định, Đảng phải lo cho dân, từ những việc tương, cà, mắm, muối (tất nhiên là không bao biện, làm thay), cán bộ, đảng viên là “đày tớ” của nhân dân... Có một điều mà hiện nay thực tế đang diễn ra và hơi ngược là có những “ông chủ” (dân) luôn sợ một nhóm, bộ phận “đày tớ” (cán bộ, công chức, viên chức) của mình, mỗi khi đến các cơ quan công quyền làm việc thì khúm núm, vâng dạ, bởi “ông chủ” bị hạch sách, sách nhiễu... Có những “vị đại diện” đã lầm lẫn sự uỷ quyền của dân với quyền lực cá nhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền mà Bác Hồ đã từng phê phán: “Cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”. Một xã hội phát triển, mà người dân vẫn có lúc sợ “công bộc”, “đày tớ” thì rõ ràng ở những nơi đó thật sự chưa dân chủ, chưa phát triển và không được dân tin yêu. Điều đó để thấy việc làm của UBND thành phố Đà Nẵng, khi bãi bỏ các văn bản có chữ “đơn xin” thay thế bằng “đơn đề nghị”, việc tuy nhỏ nhưng là nhận thức lớn, hợp lòng dân, cụ thể hơn là dân không thể “xin”, dù việc lớn, hay nhỏ đều là việc của dân, do dân, vì dân.

Bên cạnh những nỗ lực, bước phát triển vượt bậc, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp cũng bộc lộ những bất cập ở chỗ, một số đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp vừa là người lập pháp (đại biểu), vừa là người hành pháp (đảm đương chức vụ cao ở các bộ, sở ban ngành)... do đó, thông thường khi lập pháp thì họ luôn tìm cách soạn thảo luật, văn bản có lợi cho ngành, đơn vị mình. Qua theo dõi các kỳ họp của Quốc hội và HĐND ở địa phương trong những phiên chất vấn phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình, chúng tôi nhận thấy chỉ một ít đại biểu phát biểu hay tham gia chất vấn nhiều lần trong các kỳ họp, đặc biệt là những người không đảm đương chức vụ cao hoặc đã về hưu, còn lại các ý kiến thường chiều theo số đông hoặc không phát biểu. Những “vị đại diện” không phát huy được năng lực của mình, thì có nghĩa người dân cũng không phát huy được quyền làm chủ một cách trọn vẹn.

Để tạo ra môi trường dân chủ, để nhân dân phát huy được quyền làm chủ, tất cả những việc làm của Đảng, Nhà nước đều phải được công khai, minh bạch, có như vậy niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước mới được tiếp tục khẳng định và nhân lên, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và để cho nhân dân ý thức được quyền làm chủ của mình và thực hiện quyền ấy một cách đúng đắn, tuân theo pháp luật.

Nguyễn Ưu Ái

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG