The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kết quả và kinh nghiệm sau 20 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị (khóa VII) về công tác lý luận trên địa bàn tỉnh
12/04/2014 - Lượt xem: 3024
Sau khi Bộ Chính trị (khóa VII) ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28 tháng 3 năm 1992 về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt và đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đồng thời chỉ đạo xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện quy chế hoạt động, kiện toàn tổ chức các đơn vị, ngành lý luận. Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, tỉnh ta đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Kết quả đạt được...

 

Công tác lý luận, tổng kết thực tiễn luôn luôn được coi trọng; sau mỗi kỳ đại hội, Tỉnh ủy đã chỉ đạo biên soạn tài liệu nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Hình thức, phương pháp giáo dục, tuyên truyền lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có bước cải tiến và ngày càng đa dạng. Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng được đổi mới; công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết được tăng cường, từ đó phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết.

Đội ngũ cán bộ tuyên giáo và giảng viên, giảng viên kiêm chức tại Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tổ bộ môn Mác - Lênin của Trường Cao đẳng Sư phạm và đội ngũ giáo viên giảng dạy lý luận chính trị, giáo dục công dân trong các trường trung cấp, trung học phổ thông ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đội ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm bổ sung, kiện toàn, đảm bảo đủ số lượng và đạt chuẩn về chất lượng; đến nay, toàn tỉnh có 05 đồng chí là báo cáo viên Trung ương; 43 đồng chí báo cáo viên Tỉnh uỷ. Các đảng bộ trực thuộc đã thành lập đội ngũ báo cáo viên cấp huyện với 514 đồng chí; phát triển 466 báo cáo viên cơ sở và trên 2.000 tuyên truyền viên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên được quan tâm. Trong giai đoạn 1998 - 2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cử gần 1.000 cán bộ học cao cấp lý luận chính trị tập trung tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia). Đồng thời chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh phối hợp mở 11 lớp cao cấp lý luận chính trị tại chức cho gần 1.200 học viên, 226 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 8.243 học viên. Từ khi chính thức đi vào hoạt động (năm 1996) đến nay, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 9.083 lớp với 701.080 lượt người tham gia học tập.

Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời quan tâm bổ sung kinh phí đảm bảo cho hoạt động của các ngành, đơn vị liên quan đến công tác lý luận. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và dự toán ngân sách được phân bổ hàng năm, Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã triển khai thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả theo nội dung, chương trình được phê duyệt. Nguồn kinh phí tỉnh cân đối chi cho đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh bình quân khoảng 3,5 tỷ - 4 tỷ đồng/năm; ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với mức bình quân từ 450 - 700 triệu đồng/năm đảm bảo cho yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng...

... và một số kinh nghiệm

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28 tháng 3 năm 1992 của Bộ Chính trị (khóa VII) về công tác lý luận trên địa bàn tỉnh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:

Nâng cao vai trò, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc quán triệt, học tập và xây dựng chương trình hành động, tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy. Việc theo dõi, kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm để bổ sung, giải đáp, làm sáng tỏ những vấn đề về công tác lý luận.

Trong quá trình xây dựng nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương đặt ra, tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề mới, những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng. Phát huy vai trò tư vấn, phản biện của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh trong quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách lớn của tỉnh.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp cần được thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới, những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay.

Bài, ảnh: Huy Bảo

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG