Công tác nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung, lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng có ý nghĩa quan trọng nhằm làm rõ chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng ta, của quân và dân ta. Qua đó, góp phần tổng kết thực tiễn lịch sử, nêu bật những thắng lợi, làm sáng tỏ những thành tựu, bài học kinh nghiệm; đồng thời, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng cho thế hệ trẻ.
Trong năm qua, Huyện Ia Pa đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu lịch sử Đảng và xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác xây dựng Đảng như tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác biên soạn lịch sử và công tác tuyên truyền, giáo dục.

Tham quan thực tế tại Nhà lao Pleiku.
Theo đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng của các địa phương được các ngành, đoàn thể trong huyện triển khai đồng bộ. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 489-QĐ/HU, ngày 01/12/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thành lập Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống cách mạng 02 xã Pờ Tó và xã la Tuỉ; đồng thời bố trí nguồn kinh phí họp lý để thực hiện công tác này; chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu Huyện ủy phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức biên soạn lịch sử truyền thống cách mạng 02 xã Pờ Tó và xã la Tul. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và tổ chức các Hội thảo để đóng góp ý kiến vào bản thảo lịch sử truyền thống cách mạng 02 xã Pờ Tó và xã la Tul, dự kiến hoàn thành trong tháng 6 năm 2020.
Song song với đó, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở và thông qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã có nhiều cách làm hiệu quả trong việc tuyên truyền về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, yêu quê hương, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở thế hệ trẻ.
Đối với lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai và lịch sử Đảng bộ huyện, sau khi phát hành, huyện đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức tuyên truyên, giáo dục gắn với việc tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc; tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt nhân dân, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cơ quan, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, trên hệ thống đài truyền thanh của huyện và ở cơ sở...
Hằng năm, Đoàn Thanh niên huyện đã phối hợp với Hội cựu chiến binh và ngành giáo dục huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ như thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện; tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề "Khi tôi 18" cho học sinh khối 12 gắn với nội dung tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện; tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên về truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc, phong trào đấu tranh giải phóng huyện nhà cho đoàn viên, thanh niên, học sinh.
Ngành Giáo dục - Đào tạo thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổng phụ trách đội, nhất là đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Giáo dục công dân về lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng của huyện. Bên cạnh đó, các trường học đều có kế hoạch lồng ghép vào chương trình giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt, trong thời gian qua, trường THPT Nguyễn Tất Thành, THCS Dân tộc Nội trú huyện nhận chăm sóc Đài tưởng niệm của huyện. Qua hoạt động này đã góp phần giáo dục học sinh nhận thức hơn, nêu cao tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương la Pa, đã phát huy mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng trong thế hệ trẻ.
Bên cạnh, một số kết quả đạt được, việc công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng ở địa phương cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể công tác sưu tầm, thu thập các tư liệu phục vụ cho công tác biên soạn rất khó khăn, bởi vì việc lưu trữ tư liệu, các tài liệu, văn bản của các năm trước từ 1945 đến năm 2000 của các xã hầu như rất ít hoặc không có; các đồng chí lão thành cách mạng là nhân chứng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhiều người đã mất, một số người còn sống thì tuổi cao, sức yếu, trí nhớ hạn chế, nên việc khai thác tư liệu lịch sử từ nguồn này cũng gặp không ít khó khăn. Trình độ của các cán bộ làm công tác này không đồng đều, không được đào tạo sâu về chuyên môn, chưa được qua các lóp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, lại thường xuyên thay đổi nên khi triển khai còn lúng túng...
Trí Dũng