The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Học tập Bác về tấm gương suốt đời gắn bó với nhân dân
29/05/2015 - Lượt xem: 3119
Chúng ta ai cũng biết Bác Hồ được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, ở xứ Nghệ thời ấy cũng chưa giàu có, cho nên Bác, gia đình Bác sống cùng với các tầng lớp nhân dân lao động. Và từ đó, Bác đã sớm hình thành quan niệm và lối sống gần gũi, gắn bó với nhân dân.

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn phục vụ cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015, thì Bác Hồ khi còn đang là học sinh Trường Quốc học Huế, Người đã xuống đường hòa vào dòng người biểu tình chống siêu cao, thuế nặng của nhà cầm quyền khi ấy. Đến khi rời trường học, Bác bắt đầu cuộc đời lao động kiếm sống, hoạt động yêu nước và cách mạng.

 Và từ đây, Bác luôn gắn bó với các tầng lớp thanh niên, học sinh, người lao động, truyền cho họ lòng yêu nước và trách nhiệm của người dân, nhất là trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc. Rời nghề dạy học ở Bình Thuận, Bác bắt đầu bôn ba ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, Bác bảo đi như vậy là “xem người ta làm thế nào để về giúp nước”.
 

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Những năm ở nước ngoài, Bác làm đủ nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng, từ việc phụ bếp trên tàu thủy, làm bồi bàn, thợ ảnh, viết báo... ở những công việc này, Bác luôn gần gũi, gắn bó, chia sẻ với người “cùng khổ”. Sự gắn bó với nhân dân, với người lao động trong suốt những năm khi Bác còn bôn ba ở nước ngoài, từ Âu, Phi, Mỹ cho đến khi về nước không chỉ thể hiện quan điểm xuyên suốt của Người, mà còn là một trong những nguyên nhân thành công trong cuộc đời cách mạng rất phong phú nhưng cũng nhiều gian nan của Bác.

Bác đã từng bị giặc bắt giam hai lần, trong ngục tù, Bác chia sẻ nỗi đau với bạn tù, với người nhà của họ; trong những năm đấu tranh giành chính quyền, rồi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đầy hy sinh, gian khổ, Bác sống cùng nhân dân, được nhân dân hết lòng giúp đỡ, chở che, tin yêu... đó là nguồn lực, là niềm tin vào lý tưởng cách mạng. Khi trở thành lãnh tụ, Bác vẫn sống cuộc sống bình thường, dù bận trăn công nghìn việc đại sự quốc gia, Bác vẫn luôn quan tâm sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân. Có tài liệu thống kê, trong vòng 10 năm, kể từ năm 1959 đến khi Bác mất-1969, ở độ tuổi “thất thập”, Bác vẫn thường xuyên có những chuyến về cơ sở, về với dân lên đến 700 lần.

Trước khi Bác mất, trong Di chúc của Người, lời căn dặn, tâm nguyện cuối cùng, Bác yêu cầu Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân, không quên một ai, kể cả những người “lầm đường, lạc lối” hay là những người là “hậu quả của chế độ cũ để lại”. Bác dặn Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân để xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới, bởi đây là “cuộc chiến khổng lồ” chỉ có thể thực hiện khi biết dựa vào dân.

Đối chiếu từ quan điểm, tư tưởng của Bác về “gắn bó với nhân dân”, ngày nay chúng ta thấy còn nhiều điều cần tự xem lại mình. Một trong những điều được Trung ương đưa vào nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm nay, “gắn bó với nhân dân” là vấn đề hết sức quan tâm. Bác Hồ đặc biệt chống thói xa dân, quan liêu, hách dịch, “làm thầy” nhân dân của cán bộ, đảng viên. Những bài học về hậu quả xa dân, chúng ta-đặc biệt là với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã thấm. Không thể chấp nhận được, cả bộ máy, cả hệ thống chính trị, với một đội ngũ cán bộ không ít, nhưng lại không nắm được tình hình cơ sở, không hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. Khi xảy ra việc thì mới hay (những cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên trước đây và tình hình “người vắng mặt” ở làng hiện nay là một ví dụ).

Thêm việc nữa là tình trạng “đi cơ sở” ngày nay có thể nói đã “biến dạng”, rất hình thức, chiếu lệ. Rất đúng khi bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở bảo rằng, ngày nay cán bộ đi công tác bằng... hình thức ngồi-là ngồi trên ô tô mà ngó. Cán bộ làm công tác ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại không biết tiếng nói, chữ viết, lối ăn ở, sinh hoạt của đồng bào thì làm sao hiểu đồng bào?

 Đã không hiểu văn hóa của đồng bào, thì làm sao nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng và giải quyết thấu đáo những yêu cầu cuộc sống chính đáng của họ. Lần này học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác, cùng với việc tổ chức đại hội đảng các cấp, người viết bài này thiết nghĩ cần nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá lại tình hình công tác dân vận, vấn đề xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, việc gần dân, gắn bó với nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những người trong quy hoạch, cơ cấu vào cấp ủy các cấp nhiệm kỳ này.

Theo GLO

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG