The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Giữ tấm lòng trong
21/01/2014 - Lượt xem: 2921
Nói đã không còn rõ, chân tay thì run lập cập, đi phải có người dìu, cả khuôn mặt khi ngồi cũng rung lên từng hồi theo nhịp thở nhưng tai thì còn nghe được. Chị vẫn còn nhớ những sự kiện đã đi qua cuộc đời mình và bây giờ, ở cái tuổi bảy mươi hai chị vẫn vượt lên bệnh tật, từng bước chân nặng nề tập đi với cây gậy hàng ngày trong ngôi nhà nhỏ ở 61 đường Phan Đình Phùng, phường Ja Kring, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Hiển thị Chi Ung Thi Sy.jpg

 

Chị là Ưng Thị Sỹ, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy 10 năm liền và cũng đã nghỉ hưu được đúng 10 năm.  

Khi tôi gọi điện chị vẫn nhấc máy, lúc tôi đề nghị gặp thì chỉ nghe mỗi câu “được” và không nghe được thêm thông tin gì, kể cả tôi hỏi nhà chị ở đâu. Tôi phải hỏi UBKT Tỉnh ủy Gia Lai, các anh mới cho tôi biết. Và một buổi chiều cuối tháng 12 năm 2013, tôi đến nhà chị. Chị ở nhà một mình và phải vất vả lắm, chị mới từ nhà trong bước ra ngồi với tôi. Câu chuyện giữa tôi và chị không được nhiều nhưng tôi vẫn nhận thấy, trong sâu thẳm ánh mắt của chị luôn chất chứa những nỗi niềm sâu kín, vẫn cố nhớ những tháng ngày đi làm cách mạng của mình. Đặc biệt là quãng thời gian 10 năm làm chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy: “Giờ tôi không nhớ hết đâu nhưng tôi tự hào được làm cán bộ kiểm tra của Đảng. Ngày ấy khó khăn vất vả nhưng liêm khiết, vô tư, mẫu mực lắm. Đến hôm nay tôi vẫn luôn giữ và nhắc nhở mọi người, làm cán bộ kiểm tra thì phải giữ cho được tấm lòng trong, công tâm, hết lòng vì công việc... Tôi luôn tự hào và trân trọng với chính bản thân mình” – Chị chậm rãi tâm sự.

Quê chị Ưng Thị Sỹ ở xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chị sinh năm 1942. 16 tuổi đã “nhảy núi” theo cách mạng vào bộ đội đóng quân ở miền núi huyện Ba Tơ. Tuổi trẻ là con gái nhưng mạnh mẽ, quyết đoán, dấn thân, Ưng Thị Sỹ đã nhanh chóng trưởng thành và được kết nạp Đảng ngay tại mặt trận Khu 5. Được phong cấp hàm đại úy và làm đến chức chính trị viên Tiểu đoàn lúc bấy giờ là to lắm. Nhiệm vụ nào, dù khó khăn đến mấy, nữ chính trị viên Ưng Thị Sỹ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì thế cấp trên đã “để mắt” tới chị và đến năm 1973, Khu ủy Khu 5 đã điều động chị chuyển ngành từ quân đội sang làm công tác xây dựng  Đảng ở Khu ủy Khu 5 đóng tại vùng căn cứ Nước Oa, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Khi được hỏi về chuyện gia đình, chị chỉ tay lên bức ảnh được treo trang trọng ở phòng khách. Thì ra anh chị chỉ sinh được duy nhất một đứa trai, chị nói vui “Hồi chiến tranh, ở miết trong rừng, lo công việc mà tí quên lấy chồng” Hóa ra mãi đến năm 1974, lúc ấy đã ngoài “băm” rồi  mà vẫn “phòng không” nên tổ chức, các anh ở Khu uỷ Khu 5  giục mãi để rồi mai mối cho chị một anh lính ở cùng quê. Hai người tổ chức đám cưới ngay tại cơ quan Khu ủy Khu 5 đơn giản nhưng ấm cúng. Chỉ hơn một tuần ở với nhau rồi anh lại phải trở lại đơn vị. Cứ như vậy đến mãi năm 1982, tức là sau 8 năm ngày cưới, chị mới sinh được đứa con trai duy nhất. Nay cháu đang làm Phó Bí thư đoàn khối các cơ quan tỉnh Gia Lai và cũng mới cưới vợ. Vài tháng nữa chị mới có đứa cháu nội đầu lòng. Đó là niềm vui lớn nhất với chị lúc này.

Tôi hỏi chị rằng chị có 2 khóa tròn 10 năm tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cũng chừng ấy thời gian làm Chủ nhiệm  UBKT Tỉnh ủy, xem ra đường công tác của chị cũng khá hanh thông. Chị diễn đạt đại ý rằng, cũng do mình cả thôi, một phần là năng lực và một phần do phẩm chất của người lính Cụ Hồ đã trui rèn, giáo dục. Tác phong người lính đã giúp chị xử lý công việc nhanh chóng, quyết đoán, có tình có lý, không để dây dưa kéo dài. Đặc biệt là công tâm, liêm khiết, trong sáng, vì Đảng, vì dân để chị đứng vững và trưởng thành từ một cán bộ chính trị trong quân đội sang làm công tác kiểm tra của Đảng.

Cơ duyên nào mà từ quê hương Quảng Ngãi chị lại lên Tây nguyên lập nghiệp. Chị nhớ lại đó là một thời kỳ gian khổ - thời kỳ đất nước vừa giải phóng. Năm 1976, lúc này anh chị chưa sinh con và quyết định chuyển công tác lên Gia Lai. Từ một cán bộ phong trào, chị lần lượt kinh qua các nhiệm vụ: Hội trưởng Hội LHPN thị xã Pleiku. Đi học trường Nguyễn Ái Quốc 3 năm về làm Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở Thương nghiệp, trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan và đến cuối năm 1991, được bầu vào Ban thường vụ Tỉnh ủy, được phân công làm Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy cho đến lúc nghỉ hưu.

Nhận xét về chị Ưng Thị Sỹ, anh Ksor Keng, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Gia Lai – người kế nhiệm  chị Sỹ nói: “Chị Sỹ là một nữ cán bộ kiểm tra mẫu mực, cả cuộc đời tận tụy hết lòng vì công việc, sống trung thực, giản dị, gần dân, được đồng chí, bạn bè yêu quý, nể trọng. Cán bộ làm công tác kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai mãi mãi nhớ và biết ơn chị, người chủ nhiệm đã để lại nhiều dấu ấn, kinh nghiệm quý để cho lớp cán bộ đi sau noi bước”

Bây giờ trong ngôi nhà nhỏ giữa phố núi Pleiku, chị Ưng Thị Sỹ vẫn hàng ngày với chiếc gậy lập cập trong nhà, những bước đi nặng nề, khó nhọc… Tôi cầm tay chị lúc chia tay, bàn tay già nua, run rẩy nhưng ánh mắt thì vẫn sáng ngời như chứa đựng một tình yêu con người không bao giờ vơi cạn. Chị nhìn lên những tấm Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập của mình treo ở giữa nhà như những kỷ vật thiêng liêng.

 

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Chiến

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG