The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar đối với cán bộ, công chức
07/09/2014 - Lượt xem: 4362
Gia Lai là tỉnh miền núi Tây Nguyên có 34 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Jrai, Bahnar chiếm hơn 44% dân số, do vậy để làm tốt công tác dân vận, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và củng cố, tăng cường hệ thống chính trị, nên việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức là hết sức quan trọng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo về việc này.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 13 tháng 3 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar đối với cán bộ, công chức tỉnh (gọi tắt là Chỉ thị số 11-CT/TU), các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã kịp thời quán triệt Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh([1]).

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm thực hiện nghiêm túc việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức tại các địa phương. Ở một số huyện, nội dung đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung bắt buộc; riêng cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn cấp xã, mục tiêu đến 2015 phấn đấu 100% cán bộ đều được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar.

Qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, công chức được học tiếng dân tộc Jrai, Bahnar. Ý thức học tập của cán bộ, công chức nghiêm túc; trình độ đọc, hiểu, giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số được nâng lên. Cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh đã từng bước hiểu sâu hơn về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh; đồng thời bước đầu khắc phục sự bất đồng ngôn ngữ trong công tác và giao tiếp giữa cán bộ và nhân dân.

Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng. Hằng năm, tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Trường Cao đẳng sư phạm mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Nhiều huyện, thị xã đã mở các lớp học, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia([2]). Tính từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã mở được 81 lớp đào tạo tiếng Jrai, Bahnar([3]), trong đó có 11 lớp mở tại trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, 70 lớp mở tại các địa phương, đơn vị với 3.208 học viên([4]). Từ năm 2009 đến năm 2013, đã hoàn thành việc cấp chứng chỉ cho 2.786 học viên với 73 lớp([5]). Trong năm 2014, mở 08 lớp với 422 học viên, trong đó tiếng Jrai có 07 lớp với 367 học viên; tiếng Bahnar có 01 lớp với 55 học viên.

Sự phối hợp giữa Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các cơ quan trong việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar được thực hiện khá tốt. Các cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar như: Hỗ trợ một phần kinh phí đi lại, hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập, bố trí nơi ăn, ở.

Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ được thực hiện theo chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đa số cán bộ, công chức, viên chức tham gia lớp học đều có ý thức học tập nghiêm túc; trình độ đọc, hiểu, giao tiếp bằng tiếng Jrai, Bahnar được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác, sinh hoạt ở cơ sở.

Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Jrai, Bahnar đáp ứng được nhu cầu dạy và học([6]). Công tác đào tạo giảng viên giảng dạy tiếng Jrai, Bahnar được quan tâm chú trọng. Tỉnh đã tổ chức 01 khóa bồi dưỡng giảng viên giảng dạy tiếng Jrai, Bahnar vào năm 2005 và cấp chứng nhận cho 50 học viên (chủ yếu là giáo viên người dân tộc Jrai, Bahnar đang công tác tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh)([7]). Việc chuẩn bị xây dựng bộ chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Bahnar đang được triển khai([8]).

Công tác giảng dạy, học tập, kiểm tra và cấp chứng chỉ được thực hiện theo Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

Công tác phối hợp của các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát quy chế lớp học được thực hiện nghiêm túc; chất lượng dạy, học và tổ chức thi đúng theo quy định, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Có biện pháp xử lý nghiêm các cán bộ, công chức bỏ học không có lý do chính đáng; có hình thức khiển trách hoặc hạ thi đua, khen thưởng cuối năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cử cán bộ công chức, viên chức đi học không đúng đối tượng, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.

Hằng năm, tỉnh có kế hoạch chỉ đạo công tác đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhu cầu từng địa phương, đơn vị; đồng thời giao cho Trường Cao đẳng sư phạm mở 02 lớp (100 chỉ tiêu) tổ chức học tại trường. Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động lập kế hoạch, dự trù kinh phí và phối hợp với Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai mở các lớp đào tạo tiếng Jrai, Bahnar tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức làm việc thường xuyên trong các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ truyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, quản lý dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng phải bố trí cán bộ đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được cử đi học an tâm học tập, đảm bảo chương trình và đạt chất lượng tốt.

Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị kinh phí, xây dựng kế hoạch mở lớp phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị. Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các huyện, thị, thành phố xác định nhu cầu, số lượng cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã để lập kế hoạch bồi dưỡng hàng năm tiếng Jrai, Bahnar theo nhu cầu mỗi đơn vị.

Các khoản dự toán về chi mở lớp được thực hiện theo hợp đồng và dự toán chi mở lớp theo đúng quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Công tác biên soạn, thẩm định giáo trình giảng dạy tiếng dân tộc đã được tiến hành. Hiện nay, Bộ Nội vụ đã cấp kinh phí cho tỉnh để chỉnh sửa lại bộ giáo trình tiếng Jrai đang được sử dụng để giảng dạy cho cán bộ công chức. Dự kiến đến tháng 10 năm 2014 sẽ tổ chức thẩm định nghiệm thu và đưa vào giảng dạy. Sau khi hoàn thiện bộ giáo trình tiếng Jrai, tỉnh sẽ tiếp tục xin cấp kinh phí để biên soạn, chỉnh sửa bộ giáo trình tiếng Bahnar trong thời gian sớm nhất.

 

Nguyễn Ưu Ái



[1] Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức thường xuyên công tác ở cơ sở để chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương và thái độ học tập cho cán bộ, công chức”; Công văn số 1295/UBND-VHXH ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Giao Trường Cao đẳng sư phạm chịu trách nhiệm lựa chọn, mở lớp bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ công chức tỉnh”, Quyết định 816/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2009, Quyết định 789/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010, Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cơ sở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010 - 2015, 2011 - 2015.

[2] Từ năm 2009 đến nay: Thị xã AyunPa mở 6 lớp tiếng Jrai với 223 học viên tham gia; Huyện Mang Yang mở 03 lớp đào tạo tiếng Bahnar với 119 học viên tham gia; Huyện Đức Cơ mở 05 lớp bồi dưỡng tiếng Jrai với 224 học viên; Huyện Chư Prông mở 04 lớp bồi dưỡng tiếng Jrai với 206 học viên tham gia; Huyện Ia Grai mở 05 lớp đào tạo tiếng Jrai với 237 học viên tham gia; Thị xã An Khê mở 03 lớp Bahnar với 116 học viên tham gia; Huyện Kbang mở 02 lớp bồi dưỡng tiếng Bahnar với 105 học viên; huyện Đak Pơ mở 05 lớp đào tạo tiếng Bahnar với 184 học viên.

[3] Có tính đến các lớp hợp đồng đào tạo ngoài ngân sách của tỉnh, giữa trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai với các đơn vị: Trung đoàn cảnh sát cơ động E20, Bộ Công an: 75 học viên tiếng Jrai trong các năm 2009, 2010, 2011; Sư đoàn 320, quân đoàn 3: 35 học viên tiếng Jrai năm 2010.

[4] Tiếng Jrai: 59 lớp với 2.786 học viên; tiếng Bahnar: 22 lớp với 914 học viên.

[5] Tiếng Jrai: 52 lớp với 1.957 học viên; tiếng Bahnar: 21 lớp với 859 học viên.

[6] Hiện nay, toàn tỉnh có 19 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, trong đó có 13 giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc Jrai (04 người có chứng chỉ dạy tiếng Jrai, 09 người mới qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức và phương pháp dạy tiếng Jrai) và 06 giáo viên dạy tiếng dân tộc Bahnar; 06 người đã qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức và phương pháp dạy tiếng Bahnar.

[7] Trong số 50 học viên được bồi dưỡng giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số, hàng năm trường Cao đẳng sư phạm đã lựa chọn để mời hợp đồng thỉnh giảng tiếng Jrai, Bahnar cho trường.

[8] Trường Cao đẳng sư phạm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã trình Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiếng Jrai theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai và công văn số 940/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai.

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG