The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Công đoàn Việt Nam: Lấy bảo vệ quyền lợi người lao động là chức năng số 1
12/08/2016 - Lượt xem: 2346
Cùng với tập trung bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Công đoàn Việt Nam phải thực sự đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn.

 

Hội thảo về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Việt Nam trong tình hình mới
 Ảnh: Minh Châu
 

Chức năng số 1 là bảo vệ quyền lợi người lao động

Phát biểu tại Hội thảo về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới diễn ra vừa qua tại Hà Nội, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam Cù Thị Hậu nhấn mạnh, tổ chức công đoàn phải xác định bảo vệ quyền lợi cho người lao động (NLĐ) là chức năng số 1. “Xác định được nhiệm vụ này thì sẽ có giải pháp phù hợp, nếu làm tốt, NLĐ sẽ tự có nhu cầu tham gia tổ chức công đoàn”, bà Hậu khẳng định.

Đồng quan điểm, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho rằng, nếu công đoàn hoạt động theo kiểu hành chính hóa, không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đòi hỏi của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) thì tất yếu sẽ dẫn đến hệ lụy.

Theo ý kiến của nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐ Đặng Ngọc Chiến, Công đoàn Việt Nam phải lấy việc bảo vệ quyền lợi NLĐ vừa là mục tiêu, vừa là phương thức hoạt động xuyên suốt, đấu tranh trong khuôn khổ pháp luật để bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần sát sườn của đoàn viên. “Số lượng, chất lượng đoàn viên quyết định hoạt động công đoàn nên phải tập trung phát triển đoàn viên, muốn thế phải bảo vệ quyền lợi đoàn viên. Hiện đời sống của NLĐ còn rất khó khăn về công ăn việc làm, chỗ ở, chỗ gửi trẻ… Công đoàn cần chủ động phát huy vai trò này để tập hợp đoàn viên, ưu tiên khảo sát, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp đủ điều kiện”, ông Chiến phân tích.

Còn theo nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐ Hoàng Minh Chúc, bên cạnh đào tạo nghề; bổ túc tay nghề, bậc thợ cho CNLĐ, cần khôi phục lại hệ thống các cơ sở y tế chăm lo sức khỏe cho NLĐ. “Nên gặp trực tiếp để lắng nghe ý kiến công nhân chứ không nắm tình hình, lấy ý kiến qua các buổi hội thảo, hội nghị”, ông Chúc góp ý.

Đánh giá cao Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong giai đoạn hiện nay” của Tổng LĐLĐ Việt Nam khi nội dung của đề án đã nhận diện được những vấn đề đặt ra cũng như đề ra cụ thể các giải pháp, TS Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội bày tỏ tâm đắc đối với việc thay đổi công tác quản lý đoàn viên.

Theo ông Cường, thẻ đoàn viên phải là tấm thẻ mà mỗi đoàn viên thấy đó là niềm tự hào, tấm thẻ phải ứng dụng công nghệ thông tin, tích hợp nhiều lợi ích chẳng hạn như có thẻ đoàn viên, đoàn viên công đoàn được mua hàng giảm giá, sử dụng cơ sở vật chất của công đoàn; được miễn phí trong tố tụng lao động trước tòa án…

Nhiều cán bộ công đoàn đang lầm tưởng mình là lãnh đạo đoàn viên

Góp ý về đội ngũ cán bộ công đoàn, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Thắng nêu thực tế nhiều cán bộ công đoàn đang lầm tưởng mình là lãnh đạo đoàn viên, chứ không phải là người đại diện cho NLĐ. “Tâm lý lãnh đạo còn tồn tại trong nhận thức của nhiều cán bộ công đoàn nên đôi khi họ ứng xử với NLĐ như là cấp trên với cấp dưới, khi tiếp xúc với người lao động, cán bộ công đoàn đang nói cái mình nghĩ chứ không nói điều NLĐ cần”.

Nhấn mạnh tổ chức công đoàn cần phải tiến hành đồng thời cả chăm lo, lẫn bảo vệ lợi ích cho NLĐ, ông Thắng gợi ý cần quan tâm bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở, đặc biệt là kỹ năng thương lượng, đối thoại; rèn luyện bản lĩnh để có được những điều khoản có lợi cho NLĐ. “Cán bộ công đoàn phải nhận thức đúng chức năng của mình là đại diện quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ; không ngừng sáng tạo, đổi mới sâu sắc, toàn diện, bản lĩnh, tâm huyết với NLĐ”.

Từng gắn bó hàng chục năm với tổ chức công đoàn, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng tha thiết kiến nghị phải chọn cán bộ công đoàn từ những công nhân ưu tú, đào tạo cán bộ công đoàn từ phong trào thực tiễn chứ không nên tổ chức thi tuyển. Nếu không có kinh nghiệm thực tiễn, cán bộ công đoàn dễ dẫn đến những quyết định không có lợi cho NLĐ, không sát với NLĐ. “Cán bộ công đoàn nhất thiết phải hiểu công nhân và hiểu tổ chức công đoàn”, ông Tùng nói.

Tương tự, ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách kinh tế - xã hội và Thi đua - khen thưởng, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ rõ, cán bộ công đoàn đang thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội mà chưa đầu tư đổi mới, hoạt động theo phương thức mệnh lệnh từ trên xuống dưới, còn hành chính trong hoạt động.

Phải “lột xác”, tự làm mới mình

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, đã đến lúc Công đoàn Việt Nam phải tự nâng cao năng lực, đổi mới mạnh mẽ để hấp dẫn NLĐ, khẳng định là tổ chức chính danh của NLĐ. “Đổi mới này là sống còn, buộc tổ chức công đoàn phải tự nâng cao năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi; quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Phải “lột xác” vì NLĐ, trở nên hấp dẫn trước CNLĐ.

Chốt lại Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường khẳng định: “Tự làm mới mình để khẳng định chỗ đứng vững chắc trong lòng CNVCLĐ luôn là nhu cầu tự thân của tổ chức công đoàn. Đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước phải gắn với chức năng chăm lo, bảo vệ NLĐ. Hoạt động công đoàn mạnh hay yếu là do cán bộ công đoàn”./. 

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG