Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người luôn luôn đánh giá cao vai trò của văn hoá. Công lao của Người đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc là vô cùng to lớn(1).

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chũ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và pháp minh đó tức là văn hoá(2).
Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, những giá trị vĩnh cửu, mà người để lại cho dân tộc mình và cho nhân loại. Những tư tưởng ấy không phải chỉ nằm trong bài nói, bài viết, những tác phẩm của Người, mà còn nằm trong toàn bộ hoạt động thực tiễn, trong cuộc sống, con người Hồ Chí Minh(3).
Với Hồ Chí Minh “văn hoá nghệ thuật là một mặt trận”. Văn hoá ở đây được hiểu bao hàm cả truyền thống và hiện đại, đó là truyền thống yêu nước, thương người, nhân hoà, những phong tục tập quán, lối sống của nhân dân ta. Những phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam được Hồ Chí Minh “gạn đục khơi trong và phát triển”. Hồ Chí Minh rất coi trọng khôi phục vốn cổ dân tộc. Người nhiều lần nhắc nhở “cần xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục”(4).
Người cũng nhắc nhở: “nói là khôi phục vốn cũ còn thì khôi phục cái gì tốt, cái gì không tốt thì phải loại dần ra. Xem ra thì năm nay tương đối khá (năm 1958 - TG), còn như năm ngoái, khi khôi phục vốn cũ thì khôi phục cả đồng bóng, rước xánh thần thánh. Vì khôi phục như thế nên ở nông thôn nhiều nơi quên cả sản xuất, cứ trống mõ bì bõm, ca hát lu bù… Như thế nói là khôi phục vốn cũ có đúng hay không, cái gì tốt thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái gì xấu thì ta phải bỏ đi”(5). ở đây, Bác đ• vạch ra giải pháp phát huy vốn cũ để kế thừa làm phong phú thêm giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân ta.
Trong công tác tuyên truyền vận động Đời sống mới theo Bác Hồ phải “hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng”. Bác phê bình cách làm sai của một số anh em thanh niên lúc đó, ví dụ “ra chợ gặp ai mua đồ m•, thì dứt lấy đốt hết” hoặc “phạt tiền” “hay đem mực vẽ miệng những người qua đường không biết chữ”. Cách làm đó là không tốt vì những anh em đó “không biết rằng tuyên truyền thì phải dần dần, nói cho người ta hiểu để người ta vui lòng làm, chứ không có quyền ép người ta”(6).
Đối với văn học thì có nhiều thể loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất lưu tâm đến các thể loại văn học dân gian Việt Nam, như các truyền thuyết thần thoại, thơ ca, hò, vè,… nhiều nghệ sĩ khi phục vụ hát cho Người và các đồng chí Trung ương nghe, đ• được Bác uốn nắn hát cho đúng âm giọng, câu từ… Với sáng tác văn học, Người chỉ ra: “một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay, khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới xem như là một tác phẩm hay là biên soạn tốt”(7), “làm văn nghệ phải chú ý tới đối tượng là nhân dân, viết, nói phải dễ hiểu”(8).
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi giai đoạn của cách mạng Việt Nam, Đảng có định hướng và chủ trương chiến lược khác nhau. Trong thời kỳ đổi mới, đứng trước nhu cầu tìm lại bản sắc văn hoá trong giao lưu văn hoá quốc tế, trước vai trò ngày càng được khẳng định của văn hoá trong phát triển, Đảng đã đặc biệt quan tâm tới văn hoá, văn nghệ từ hình thức đến nội dung, từ tư tưởng tới chất lượng sáng tác… Ngoài các nghị quyết, chỉ thị riêng về văn hoá văn nghệ mới, các văn kiện Đại hội Đảng đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng trong nhìn nhận đánh giá, chỉ đạo phát triển văn hoá, dưới các cách diễn đạt khác nhau.
Qua tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá phi vật thể và quan điểm của Đảng ta về thực hiện tư tưởng đó của Người, đối chiếu với thực trạng, tình hình thực tế hiện nay, việc bảo vệ văn hoá phi vật thể cần phải đặt ra những yêu cầu:
Thứ nhất, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống không có nghĩa là giữ nguyên xi những yếu tố của văn hoá truyền thống mà phải lựa chọn, phát huy phù hợp với thời đại mới. Trong thực tế, có những giá trị thích hợp với thời kỳ này, nhưng lại không phù hợp với thời kỳ khác. Cần giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển, dân tộc và quốc tế. Phải thay đổi nhận thức của không ít người để thấy rõ tầm quan trọng và tính cấp bách của việc bảo vệ văn hoá phi vật thể mà “một đi không trở lại”.
Thứ hai, tăng cường đầu tư kinh phí cho việc sưu tầm, bảo vệ, trang bị các phương tiện hiện đại, đồng bộ, in ấn sách, phát hành phim, và có nguồn kinh phí thoả đáng cho những người làm công tác này, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nói chuyện trong trường học,… để mỗi người dân ý thức được trách nhiệm của mình.
Thứ tư, gấp rút sưu tầm văn hoá phi vật thể, như các loại hình văn nghệ dân gian (thơ ca, hò, vè, sử thi, truyền thuyết, dân ca,…) nếp sống, lễ hội… phải thấy được tính cấp bách của vấn đề này, nhất là những nghệ nhân đ• cao tuổi, các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt khuyến khích cán bộ ở cơ sở làm công tác này, và học tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số để việc tiếp cận văn hoá phi vật thể được dễ dàng hơn.
Thứ sáu, cần được trang bị đồng bộ các phương tiện hiện đại để đảm bảo việc thu âm,… trong quá trình tác nghiệp và theo kịp trình độ lưu giữ và bảo quản các tư liệu hình và âm thanh theo chuẩn quốc tế.
Với sáu giải pháp trên, thiết nghĩ không nên coi nhẹ vấn đề nào mà phải được tiến hành đồng bộ, và có như thế việc bảo vệ các di sản văn hoá phi vật thể mới đạt hiệu quả hơn.
Nguyễn Xuân Phước
_______
Chú thích:
(1) Thực tế cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhiều về văn hoá, song trong đó đề cập nhiều đến văn hóa tinh thần, văn hóa phi vật thể. Hiện nay, đề tài nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bảo vệ văn hoá phi vật thể là hoàn toàn mới mẻ, chưa có đề tài nào chuyên sâu về vấn đề này. Do đó, để thực hiện bài này, tác giả gặp không ít khó khăn.
(2) Bảo tàng Hồ Chí Minh (1997) Hồ Chí Minh về văn hoá, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, tr.9.
(3) Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.9.
(4) Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Sđd, tr.173.
(5) Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Sđd, tr.161-162.
(6) Trần Văn Bính (1984), Bác Hồ và việc xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta, Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội, (5), tr.9.
(7) Bảo tàng Hồ Chí Minh (1997), Sđd, tr.16.
(8) Hà Xuân Trường (2002), Theo Bác mới một chặng đường, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội, tr.20.
(9) Bộ Văn hoá - Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc, thực tiễn và giải pháp, Văn phòng Bộ, Văn hoá - Thông tin , Báo Văn hoá, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, tr.241-242.