The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. An Khê: Một số kinh nghiệm trong công tác dân vận của hệ thống chính trị
06/08/2020 - Lượt xem: 1901
Những năm qua, xác định tầm quan trọng của công tác dân vận, Ban Thường vụ Thị ủy An Khê luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân vận của hệ thống chính trị và đạt một số kết quả quan trọng.

Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, các chương trình mục tiêu quốc gia nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (trên địa bàn có 05/05 xã đạt đạt 19 tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia; công tác xây dựng làng nông thôn mới được triển khai thực hiện tích cực); xử lý kịp thời các vụ việc về an ninh nông thôn, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội. Triển khai tốt các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương. Thực hiện Quy chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công khai minh bạch các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính. 

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được thị xã quan tâm, tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo các quy định pháp luật. Trong thời gian 10 năm (2010-3/2020), đã thực hiện tiếp 1.700 lượt (1.811 người) và tiếp nhận 2.054 đơn (trong đó đơn thuộc thẩm quyền giải quyết: 1.431 đơn, đơn không thuộc thẩm quyền: 623 đơn. Kết quả giải quyết xong: 1.403 đơn, đang xét, giải quyết: 28 đơn). Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn thị xã không có điểm nóng. Qua đó thấy rằng UBND các xã, phường, các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã đã có sự tích cực trong công tác giải quyết, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, tranh chấp, đảm bảo đúng thời hạn quy định của pháp luật.

Bí thư Thị ủy Nguyễn Thị Thanh Lịch trực tiếp làm việc với cán bộ cơ sở ở các chi bộ để nắm tình hình. Ảnh: Nguyễn Đông

Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức thị xã về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới. Từ đó, mối quan hệ giữa các cấp ủy, tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương trong thực hiện công tác dân vận được củng cố, ngày càng chặt chẽ và  hiệu quả. Thông qua công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước sớm được đưa vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Các chính sách an sinh - xã hội được triển khai đến đúng, đủ đối tượng thụ hưởng, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn.

Từ thực tiễn công tác dân vận của thị xã thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm đó là:

Một là, nơi nào các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu có nhận thức đúng về vai trò và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên đối với công tác dân vận, thì nơi đó tạo được sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố vững chắc.

Hai là, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị chính đáng của nhân dân phụ thuộc vào công tác dân vận của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở và việc xây dựng đội ngũ công chức có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, nắm bắt tình hình nhân dân, đặt mình vào vị trí của người dân; các cấp, các ngành phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất quan điểm, giải quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân.

Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư liên quan đến lợi ích của nhân dân thì công tác dân vận phải được tham gia ngay trong tất cả giai đoạn triển khai, sẽ tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

Bốn là, Chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng tham mưu của bộ máy dân vận từ thị xã đến cơ sở, Mặt trận, đoàn thể các cấp; nắm chắc và dự báo đúng tình hình, chú trọng những điểm khó khăn, nơi có vấn đề phức tạp nổi lên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... để tham mưu chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để xảy ra điểm nóng.

Nhìn chung, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận ngày càng được khẳng định trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác dân vận đang đứng trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, đòi hỏi Đảng và các cấp chính quyền cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận phải thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, góp phần vun đắp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Văn

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG