The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. “Hứa trước Quốc hội nhưng anh có làm không, kết quả thế nào”
29/10/2018 - Lượt xem: 3137
“Kỳ họp này Quốc hội sẽ giám sát xem anh hứa nhưng có làm không, làm đến đâu, kết quả thế nào và kết quả đến đó đã đạt chưa”.

Bắt đầu từ hôm nay (29/10) cho đến gần hết tuần, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Các đại biểu cũng có hơn 2 ngày để chất vấn các thành viên Chính phủ. Toàn bộ các nội dung này đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Bá Sơn - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.

 

hua truoc quoc hoi nhung anh co lam khong va ket qua the nao hinh 1
Ông Nguyễn Bá Sơn - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.

PV: Thưa ông, có thể nói phiên chất vấn tại kỳ họp này là giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ?

Ông Nguyễn Bá Sơn: Kỳ này họp này chuyển trọng tâm nội dung chất vấn, nếu có nội dung mới thì các đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tới người được chất vấn.

Quốc hội dành thời gian trực tiếp ở hội trường để đại biểu tập trung chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành trả lời những vấn đề đại biểu đặt ra mà người được chất vấn đã hứa từ những kỳ họp trước.

Anh hứa trước Quốc hội nhưng anh có làm không, làm đến đâu, kết quả thế nào và kết quả đến đó đã đạt chưa. Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục truy vấn phải như thế nào cho tốt hơn.

Có thể nói đây là bước rất quan trọng trong hoạt động giám sát trực tiếp của Quốc hội tại nghị trường. Điều đó thể hiện điều Quốc hội đeo đuổi, giám sát tới cùng chứ không phải chỉ nêu lên vấn đề - trả lời – rồi để đó.

Các đại biểu rà soát các nội dung chất vấn và trả lời trước đây. Có nghĩa rằng công việc đặt ra cần phải được rà soát, xem xét về quyết tâm, hiệu quả mà chúng ta đã làm. Đó là việc rất tốt!

PV: Giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, trưởng ngành không phải là lần đầu. Có những việc các thành viên Chính phủ khó có thể thực hiện trọn vẹn được lời hứa trước Quốc hội. Điều này chắc hẳn sẽ được các đại biểu Quốc hội quan tâm, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Sơn: Tôi nghĩ đại biểu sẽ quyết liệt vì chúng ta kế thừa không khí và phong cách làm việc của những kỳ họp vừa rồi. Thái độ nghiêm túc, quyết âm cao hơn cho thấy một điều các thành viên Chính phủ, trưởng ngành cũng phải tập trung giải quyết vấn đề.

Tất nhiên có những việc đã hứa nhưng mức độ làm đến đâu thì các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục yêu cầu làm rõ tại kỳ họp này. Đây là một hoạt động giám sát và truy vấn trách nhiệm.

PV: Là một đại biểu thường đặt những câu hỏi chất vấn rất thẳng trên nghị trường, ông theo dõi và đánh giá việc thực hiện lợi hứa của người được chất vấn như thế nào?

Ông Nguyễn Bá Sơn: Trong mấy kỳ họp vừa qua tôi có đặt ra một số câu hỏi chất vấn. Có những nội dung tôi đặt ra thì thực tế nó xảy ra rồi và có hệ luỵ là tất yếu. Như vậy việc giải quyết không phải chỉ một ngày, hai ngày là xong.

Ví dụ như câu chuyện 18 con tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 hư hỏng nặng sau một vài chuyến đi biển chẳng hạn, hay việc xử lý 12 dự án kém hiệu quả. Chúng ta phải nhận diện rằng sau chất vấn thì Bộ trưởng bộ chủ quản và các bộ ngành liên quan đã tích cực vào cuộc. Nhưng vấn đề đặt ra thì họ không thể giải quyết xong trong thời gian ngắn, thậm chí liên quan chính sách.

Con đường đi tìm lại sự công bằng của ngư dân trong câu chuyện đóng 18 con tàu đó có lẽ đến hôm nay có những người còn gian nan lặn lội, nhưng quan trọng họ có con đường đi, có người giúp đỡ, có người giải quyết, thấy được cái đích cuối cùng. Tôi cho rằng chúng ta tạm thời chấp nhận như vậy nhưng mọi việc phải có cái đích cuối cùng.

PV: Có thành viên Chính phủ chia sẻ rằng lâu nay khi xây dựng các dự luật thì các Bộ trưởng “lăn vào” làm chứ không hoàn toàn giao cấp dưới như trước đây, rồi “lo sốt vó” để chuẩn bị tốt, trả lời thuyết phục đại biểu khi được chất vấn. Điều này cũng thể hiện sự sâu sát, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Sơn: Tôi đánh giá cao sự chuyển biến tích cực đó, nhất là các thành viên Chính phủ, trưởng ngành. Điều đó dẫn đến những chỉ đạo, điều hành đúng mục tiêu hơn, sát việc hơn và quyết liệt hơn.

Anh không sát việc, không nắm vững thì chỉ đạo cũng sẽ không sát, không tránh khỏi sự chung chung, mà đã chung chung lại không dám quyết liệt, mũi tên mà anh bắn ra khó mà trúng đích.

PV: Ông nhận xét như thế nào về sự đổi mới trong hoạt động chất vấn? Sự thay đổi đó có thực sự tăng được tính tranh luận?

Ông Nguyễn Bá Sơn: Thời gian đặt câu hỏi ngắn lại thì buộc người chất vấn phải lựa chọn kỹ vấn đề, là thực tiễn đặt ra cấp bách và anh phải nhận diện chính xác, có thông tin đầy đủ.

Đó là vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm vì anh đang chất vấn trực tiếp trước Hội trường và trước giám sát của cử tri. Câu hỏi ít hơn, thời gian ngắn lại nhưng vấn đề đặt ra trọng tâm, trọng điểm hơn. Vấn đề đưa ra cụ thể cũng yêu cầu Bộ trưởng nhận diện vấn đề nhanh chóng để trả lời, qua đó thể hiện vị đó nắm vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực của mình có chắc hay không.

Cá nhân tôi thấy không khí tranh luận mạnh hơn vì vấn đề đặt ra cụ thể chứ không chung chung.  

PV: Phiên chất vấn tại Kỳ họp này mang tính chất giám sát việc thực hiện lợi hứa nên các đại biểu sẽ mong thành viên Chính phủ đưa ra được giải pháp cụ thể cho những tồn tại, hạn chế chứ không chỉ là nêu thực trạng, nguyên nhân?

Ông Nguyễn Bá Sơn: Đại biểu có thể sẽ quay trở lại vấn đề và các thành viên Chính phủ sẽ giải trình. Có những vấn đề tôi chất vấn đã được giải quyết một phần. Quan trọng là xem xét chuyển biến tiếp theo thế nào, phải có “ánh sáng” nào đó để chúng ta tìm kiếm sự tốt lên của vấn đề.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

 

Tại Kỳ họp thứ 4 cuối năm 2017, Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nêu câu chuyện 18/37 tàu đánh cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ đã hư hỏng nặng sau một vài chuyến đi biển. Có ngư dân vay tiền tỷ để đóng tàu vươn khơi nhưng khi tàu bị hỏng, rỉ sét, thì đại diện của một công ty đóng tàu giải thích rằng, tàu hỏng là do nước biển mặn.

“Tôi không thể bình luận nổi câu trả lời này, nhưng chắc chắn một điều ngư dân đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nợ ngân hàng đến hạn phải trả, lãi chồng lên nợ. Còn những bên liên quan đến sai phạm vẫn còn tranh cãi, tìm cách chối bỏ trách nhiệm" - Đại biểu Nguyễn Bá Sơn bức xúc khi đặt vấn đề trên nghị trường.

Theo VOV

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG