The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Những kết quả đáng ghi nhận
24/10/2019 - Lượt xem: 1617
Gia Lai là tỉnh bắc Tây Nguyên, dân số trên 1,5 triệu người, gồm 34 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số (chủ yếu là người Jrai và Bahnar). Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đồng thời có cách làm phù hợp với đặc thù địa phương, ngày 13/02/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, xác định việc xây dựng nông thôn mới là nền tảng quan trọng để xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở Chỉ thị 12-CT/TU, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 945/SNNPTNT-VPNTM, ngày 31/5/2018 về việc hướng dẫn một số nội dung về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, triển khai tích cực việc thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 2018, có 28 làng thuộc 26 xã thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố đăng ký xây dựng làng nông thôn mới. Sau 01 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến nay đã có 14 làng đạt chuẩn các tiêu chí theo quy định thuộc 11 huyện, thị xã, trong đó những huyện, thị xã đạt trên hai làng, vượt so với chỉ tiêu, có những làng với sự tích cực của địa phương mặc dù không đăng ký chỉ tiêu nhưng cũng đã hoàn thành việc xây dựng làng nông thôn mới.

Về cơ sở hạ tầng của các làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi tích cực. Các làng đã triển khai bố trí quy hoạch lại khu dân cư, đất khu nghĩa địa, đất ở của các làng vào quy hoạch chung của xã; mở rộng, sắp xếp dân cư, lập bản đồ quy hoạch, vận động nhân dân di dời nhà cửa để tạo cảnh quan và xây dựng các công trình công cộng, mở rộng quy hoạch khu dân cư. Hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư. Giao thông, thủy lợi được cải tạo, tu bổ xây dựng, phục vụ đi lại, sản xuất cho người dân, đảm bảo sử dụng điện an toàn và mỹ quan nông thôn.

Đã hỗ trợ xây dựng mới, xóa nhà tạm cho 25 hộ, chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp 14 nhà ở đạt chuẩn. Di dời 172 hộ, nhà sàn, hỗ trợ 4.300 kg dây kẽm gai cho 43 hộ rào vườn, 530 trụ bê tông làm cổng vào nhà cho 265 hộ...

Về phát triển sản xuất, tổng kinh phí đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất là 3.931,3 triệu đồng để tập huấn cho lao động, hỗ trợ xây dựng công trình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cho 06 hộ thực hiện mô hình tưới nước tiết kiệm với quy mô 8.000m2; hỗ trợ trồng 02 ha bưởi da xanh, 135 con bò, 35 con dê, 5.941,52 kg phân bón các loại; hỗ trợ cây giống rau cho 203 hộ, 3.104 cây ăn trái các loại (bơ, mít, xoài, na thái, sầu riêng)... Đến nay điều kiện đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn người dân trong làng được nâng lên rõ rệt, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến tích cực, góp phần làm tăng thu nhập của người dân.

Ảnh minh họa

Về văn hóa - xã hội, đa số các làng đều có 100% trẻ em trong độ tuổi được đi học mầm non và tiểu học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học đạt trên 60%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại các làng đều đạt trên 85%, một số làng đạt tỷ lệ 100% . 100% các làng đều được công nhận là “làng văn hóa”. Sinh hoạt, tập quán của người dân trong làng từng bước được thay đổi theo hướng văn minh, đặc biệt là tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi gia súc dưới sàn nhà; môi trường từng bước được cải tạo sạch sẽ, ngăn nắp. Thực hiện xây dựng 4.350m hàng rào xanh, 2.400 m con đường hoa; nâng cấp 03 hệ thống cấp nước tập trung tại các làng, đảm bảo luôn sạch sẽ, xây mới 07 bể nước, 22 giếng nước hộ gia đình và 01 giọt nước tập trung để đảm bảo người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; trồng 80 cây ăn quả và 5.200 cây xanh tại các công trình công cộng, tuyến đường ngõ xóm và xung quanh nhà ở của người dân để tạo cảnh quan môi trường...

An ninh trật tự trong làng được giữ ổn định, các hoạt động văn hóa truyền thống được cải thiện và phát huy. Các hộ gia đình trong làng đều được tiếp cận, phổ biến các thông tin quy định về pháp luật, phòng chống bạo lực gia đình; thường xuyên tuyên truyền vận động người dân không để phát sinh tình trạng tảo hôn.

Một trong những tác động lớn của việc xây dựng làng nông thôn mới là góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức của người dân. Từ trông chờ, ỷ lại sang chủ động, tự tin tham gia vào xây dựng nông thôn mới và trở thành phong trào sâu rộng trong làng. Từ đó cũng huy động được nguồn lực không nhỏ từ dân đóng góp cho xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức khác nhau trong đó nguồn tiền nhân dân đóng góp là 7.841,89 triệu đồng, huy động được 3.821 ngày công để làm tu sửa, nâng cấp đường giao thông, cổng chào, làm nhà rông, xây dựng các công trình phụ trợ như nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước.. hiến 17.611 m2 đất nông nghiệp và đất thổ cư để làm đường...

Nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực. Nhà ở, chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm, công trình vệ sinh, xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; người dân mạnh dạn đổi mới cách làm ăn, những kỹ năng cần thiết trong việc tổ chức sản xuất, trong quản lý chi tiêu nuôi dạy con cái, tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu... Đến nay đã thành lập 79 câu lạc bộ  “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5-10 triệu đồng” với 1.077 thành viên với số tiền 1.123.050.000 đồng; thành lập câu lạc bộ “Gia đình không có nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”; ra quân xây dựng mô hình “mỗi hộ có 01 vườn rau xanh và cây ăn trái” có 96/96 hộ tham gia với 600 cây ăn trái...

Có thể nói, chỉ trong thời gian ngắn, từ chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, sự quyết tâm của chính quyền và đoàn thể địa phương, với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người dân, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xây dựng thành công làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, diện  mạo của làng, đời sống của người dân có nhiều thay đổi tích cực. Phát huy những kết quả đạt được, Tỉnh ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương  tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tiếp theo.

Phạm Thị Nhâm Anh

Trường Chính trị tỉnh Gia Lai

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Tài liệu ôn thi nâng ngạch
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG