The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tuyên truyền cho dân thứ họ cần, không chỉ cái ta có
31/10/2016 - Lượt xem: 1592
Ngày 28-10-2016, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hiện nay”, thu hút 26 tham luận của các học giả, các cơ quan quản lý, chuyên gia trong cả nước.

Các tham luận đã nêu bật kết quả, hạn chế của công tác thông tin tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực trạng đời sống của đồng bào và những giải pháp đặt ra cho công tác truyền thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên một cuộc hội thảo tập trung bàn về tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Tây Nguyên có vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và môi trường, là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển. Trong những năm qua, Đảng-Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Hệ thống chính trị các cấp được kiện toàn, củng cố, thế trận quốc phòng-an ninh nhân dân cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các chuyên gia dự hội thảo đều có chung nhận xét: Trên tổng thể, những thành tựu mà nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đạt được chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng. Kinh tế-xã hội Tây Nguyên vẫn trong tình trạng chậm phát triển và mất cân đối; số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao đến 76,5% hộ nghèo toàn vùng. Công tác xóa đói giảm nghèo nhiều nơi chưa vững chắc. Việc quản lý đất đai và quản lý bảo vệ rừng còn nhiều sai phạm. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài ở một số nơi nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Trình độ, năng lực của một số cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, ở gần dân nhưng chưa sâu sát gắn bó với dân, không nắm tình hình cơ sở và tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Công tác tuyên truyền đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số bộc lộ một số hạn chế như: Tuyên truyền để tạo đồng thuận của đồng bào đối với chủ trương, đường lối của Đảng tại nhiều nơi hiệu quả không cao; nhiều chủ trương, chính sách chưa đến được với dân. Hình thức, phương pháp chuyển tải chưa hấp dẫn người dân. Kết quả điều tra của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai thực hiện với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh cho thấy: Chỉ có 42,4% số người được hỏi, trả lời nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đáp ứng nhu cầu của họ; số còn lại cho rằng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ hoặc không đáp ứng.

Xét cho cùng công tác thông tin tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải làm cho người dân nhận thức được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng Tây Nguyên; giúp đồng bào biết giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp truyền thống; nhận thức được luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, thế lực phản động; bà con biết làm ăn kinh tế, xây dựng môi trường sống, sinh hoạt vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ, siêng năng làm việc, quan tâm giáo dục con cái và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vươn lên làm giàu... Công tác tuyên truyền chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, xem như chưa đạt.

Tiến sĩ Lương Ngọc Vĩnh (Khoa Tuyên truyền-Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tự trả lời câu hỏi: Vì sao một số đồng bào không nghe, không tin theo binh chủng tuyên truyền của ta mà tin theo các thế lực phản động như “Tin lành Đê-ga”. Phải chăng vì tri thức của người tuyên truyền chưa đáp ứng, không nắm, không biết bà con đang cần gì, tuyên truyền khô khan sách vở, chưa vui vẻ cảm động, làm rung động con tim đồng bào; đạo đức lối sống của một số cán bộ, đảng viên còn yếu kém, nói một đường, làm một nẻo khiến dân không tin. Nhiều nghiên cứu về Tây Nguyên khẳng định: Đồng bào đã vui là vui cả làng, đã tin là tin tuyệt đối, đã đi là đi đến cùng. Để dân tin, dân nghe phải chú ý đặc trưng cộng đồng làng này.

Lâu nay, công tác thông tin, tuyên truyền của ta vẫn nặng về lý thuyết, nhẹ về trực quan; tuyên truyền cái ta có mà ít quan tâm đến cái đồng bào cần, vì thế hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao. Đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên có nhiều dân tộc khác nhau, đa dạng về văn hóa, vì thế phải xuất phát từ cốt cách văn hóa để tiếp cận với nhân dân, tránh rập khuôn, máy móc. Các chủ trương, chính sách thường là những khái niệm trừu tượng, khó hiểu, vì thế khi nói với đồng bào, bê nguyên khái niệm trừu tượng truyền đạt, người dân không hiểu, không tiếp thu được. Người làm công tác tuyên truyền phải thẩm thấu chủ trương, chính sách, chuyển hóa ý tưởng, ý nghĩa của chính sách bằng những hành động, sự việc cụ thể, rõ ràng để dân nghe, dân thấy.

Muốn xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, phải làm cho người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm; không trông chờ, ỷ lại vào Đảng, Nhà nước mà học hỏi nhau vươn lên. Làm được điều đó, chúng ta cần thay đổi công tác thông tin, tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đưa thông tin đến bà con để dân làng tiếp thu mô hình hay, cách làm tốt, hiệu quả, thiết thực, dân tự học tự làm theo. Đưa đến cho người dân cái họ cần chứ không chỉ tuyên truyền cho dân cái ta có, như thế hiệu quả công tác tuyên truyền mới hiệu quả.

Nhật Cường

(Theo GLO) 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG