The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tìm được 17 hài cốt đồng đội hy sinh ở Trường Sơn 50 năm trước
22/07/2020 - Lượt xem: 1629
Ông Phạm Công Hưởng - nguyên cán bộ Ban Chính sách Pháp luật, Tổng LĐLĐVN - là một trong những người có công đầu trong cuộc tìm kiếm thành công hài cốt của 17 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh sân bay Khâm Đức 50 năm trước. Cuộc tìm kiếm xuyên nhiều thập niên này đã có kết quả vào đầu tháng 6.2020.

 

Kết quả sau hàng chục năm miệt mài tìm kiếm, 17 hài cốt liệt sĩ đã được tìm thấy. Ảnh: P.C.H
Kết quả sau hàng chục năm miệt mài tìm kiếm, 17 hài cốt liệt sĩ đã được tìm thấy. Ảnh: P.C.H

Thành công không chỉ làm rơi nước mắt của quân dân Khâm Đức, Quảng Nam, thân nhân 17 gia đình liệt sĩ, mà còn ghi dấu một nghĩa cử cao cả vì đồng đội của những cựu chiến binh đơn vị Tiểu đoàn Đặc công 404...

Ngã ba huyền thoại

Tháng 5, miền Trung đã chang chang nắng cháy. Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn càng rát bỏng hơn bởi dư luận “tấn công” dữ dội về việc một huyện nghèo mà đầu tư 10 tỉ đồng xây dựng tượng đài chiến thắng. Tôi điện thoại cho cựu binh Phạm Công Hưởng để dò hỏi ý kiến của ông về sự việc đang “gây sốt” dư luận này. Bất ngờ được biết, ông đang có mặt ngay trên công trình tìm kiếm hài cốt đồng đội như lịch trình định kỳ 7 năm qua.

Ông nói: “Tượng đài là công trình văn hóa, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) quản lý, không liên quan đến chính sách người có công - thuộc trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). Tuy nhiên, sự việc rất đáng buồn vì xảy ra ồn ào đúng dịp 30.4 và 50 năm Ngày Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak. Điều quan trọng hơn là hài cốt 17 liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh vào sân bay Khâm Đức năm 1970, tôi và đồng đội cố công tìm kiếm đến nay vẫn chưa thấy”.

Ông Hưởng nói, ký ức chiến tranh, chiến tích anh dũng của cá nhân, đơn vị nào đó rồi cũng theo người già về với thiên cổ. Vì vậy, tượng đài vĩnh cửu nếu làm nghiêm túc thì có giá trị lớn trong giáo dục lịch sử cho thế hệ sau. Khâm Đức, vốn là một căn cứ quân sự của Mỹ, nằm sát Khu ủy Khu 5 trong kháng chiến, đóng ngay vị trí huyết mạch trên con đường mòn Hồ Chí Minh và ngã ba về Đà Nẵng, Quảng Nam. Ngã ba Khâm Đức quan trọng ở chiến trường Miền Nam không khác gì ngã ba Đồng Lộc. Vì vậy, nhằm giáng một đòn bất ngờ, đánh phủ đầu để phá căn cứ quân sự trên tuyến đường quan trọng lưu thông Bắc - Nam của bộ đội Trường Sơn, lúc đó, Đơn vị đặc công Tiểu đoàn 404 đã nhận nhiệm vụ đánh vào sân bay Khâm Đức năm 1970. Trận đánh gây chấn động miền Nam, nhưng chúng ta thất bại. Các chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại trên trận địa này.

Đây cũng là thời gian mà ông Hưởng nhập ngũ, được phân về Tiểu đoàn Đặc công 404, đóng quân ở rừng nơi tiếp giáp giữa Quảng Nam và Kon Tum. Ở trận địa nóng bỏng này, ông Hưởng rất cảm phục 17 đồng đội cùng đơn vị đánh trận cảm tử vào sở chỉ huy sân bay Khâm Đức để giữ con đường huyết mạch chi viện cho miền Nam. Câu chuyện ấy ám ảnh, theo ông suốt cuộc đời.

Tìm được đồng đội nhờ sự kiên nhẫn

Cuối năm 1974, do bị thương, ông Hưởng ra Bắc điều trị. Sau năm 1975, ông công tác tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Xây dựng, rồi sang Đức học học kỹ sư xây dựng. Về nước, ông làm việc ở nhiều cơ quan và đến năm 2012 nghỉ hưu từ cơ quan Tổng LĐLĐVN. Tuy vậy, câu chuyện về 17 đồng đội còn nằm đâu đó trên Trường Sơn chưa bao giờ nguôi ngoai trong ông. Đây cũng là nỗi lòng ray rứt của thân nhân các gia đình liệt sĩ nên ông quyết tâm tìm kiếm.

Năm 2011, ông Hưởng tập hợp gần 60 người cùng đơn vị, kêu gọi các nhà tài trợ vào Khâm Đức tìm kiếm. Sân bay dã chiến năm xưa giờ hoang vu đồi bãi, chiến địa mịt mờ trong lời kể, nên việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ như mò kim đáy biển. Tuy nhiên, ông Hưởng không từ bỏ, mỗi năm lại bỏ tiền túi lên đường vào cùng chính quyền địa phương lần tìm, khai quật khắp nơi.

Năm 2013, một cựu binh Mỹ - phóng viên chiến trường Christopher Jensen - đã công bố những thước phim tư liệu và hình ảnh trận đánh sân bay Khâm Đức năm 1970. Trong đó, rất nhiều hình ảnh của các đặc công đã hy sinh, được chôn cất tập thể. Ông Hưởng lập tức liên lạc với cựu binh ở bên kia bờ đại dương để cùng nhau trao đổi thông tin.

Christopher Jensen cũng bị thương trong trận đánh này, nhưng hình ảnh những đặc công Bắc Việt hy sinh sau trận chiến đó luôn ám ảnh nên ông ta cũng rất mong giúp tìm được hài cốt của họ. Suốt 5 năm, từ 2013-2018, ông Hưởng và Christopher Jensen thức đêm, trao đổi thông tin. Tại Mỹ, Jensen lập hẳn website để kêu gọi quyên góp và cử những cựu binh khác đến Việt Nam hỗ trợ ông Hưởng tìm kiếm.

Đến 2018, Jensen tìm được người trực tiếp chôn 17 chiến sĩ đặc công là cựu binh Randy. Nhưng Randy bị dư chấn chiến tranh, bất ổn về tâm lý, phối hợp vô cùng khó khăn. Lúc tỉnh táo, Randy mới ngồi vào bàn vẽ, lục tìm ký ức hơn 45 năm để tìm. Cuối cùng, cựu binh Mỹ xác định hố chôn tập thể cách bờ rào phía đông sân bay Khâm Đức khoảng 70m. Tấm sơ đồ được gửi đến cơ quan chức năng huyện Phước Sơn để lên kế hoạch tìm kiếm.

Ngày 19.5.2020, ông Hưởng cùng ba đồng đội trở lại Phước Sơn tham gia với đội tìm kiếm của Ban Chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn. Hàng ngày, ông truyền dẫn thông tin từ một cựu chiến binh Mỹ áp dụng vào thực địa. Sau nửa tháng khai quật, chiều 3.6, 17 hài cốt đã được tìm thấy. Với ông Hưởng, đây là chiến công có ý nghĩa rất lớn cuộc đời mình. Nhưng với thân nhân gia đình 17 liệt sĩ, đây là niềm mong đợi, niềm vui viên mãn sau 50 năm chờ đợi.

Theo NLĐO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG