The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nhìn lại một năm thực hiện chủ trương xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
10/04/2019 - Lượt xem: 1747
Sau 01 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 12-CT/TU) đã đạt được một số kết quả tích cực.

Nhận thức của người dân đã thay đổi, từ trông chờ, ỷ lại sang chủ động, tự tin tham gia vào xây dựng nông thôn mới và trở thành phong trào sâu rộng; hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư làm thay đổi bộ mặt của làng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong làng được nâng lên rõ rệt, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến tích cực, góp phần làm tăng thu nhập của người dân; sinh hoạt, tập quán của người dân từng bước được thay đổi theo hướng văn minh, đặc biệt là tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi gia súc dưới sàn nhà; môi trường từng bước được cải tạo sáng - xanh - sạch - đẹp; an ninh trật tự được giữ ổn định, các hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì và phát huy. Việc lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU với các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã huy động được nguồn lực tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và sức mạnh nội lực của nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng làng nông thôn mới. 

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 12-CT/TU ở một số cấp ủy còn hạn chế, chưa thật sự sâu rộng đến tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, mặt trận, đoàn thể; việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số nội dung còn chung chung, hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ nghèo trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, người dân còn thiếu vốn làm ăn, thiếu đất sản xuất, thiếu kiến thức khoa học về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; chưa biết tiết kiệm chi tiêu, sinh hoạt gia đình... Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu trong xây dựng làng nông thôn mới, nhất là đối với tiêu chí giao thông và tiêu chí môi trường, việc liên kết sản xuất còn nhiều bất cập, đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ hàng nông sản, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân cũng như việc định hướng đầu tư vào sản xuất. Các nội dung của chương trình về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương chưa xác định và phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, chỉ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa quan tâm, định hướng phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Công tác di dời, sắp xếp lại dân cư khó thực hiện do không có kinh phí hỗ trợ cho các hộ thực hiện di dời và diện tích đất cho các hộ còn thiếu không có quỹ đất để chia sẻ.

Ảnh: N.Đ

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 12-CT/TU, trong thời gian đến, các cấp ủy, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, năng động, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân tại các địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là người dân trong các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng kế hoạch cụ thể, tiến độ triển khai thực hiện và phương án lồng ghép, huy động nguồn lực để đạt chuẩn làng nông thôn mới đối với 69 làng đăng ký đạt chuẩn năm 2019. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên phát triển sản xuất; thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn xã để xây dựng làng nông thôn mới; tích cực giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Giữ vững an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Tiếp tục xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, nhân dân. Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức kết nghĩa giữa các xã người Kinh với các xã người dân tộc thiểu số; giữa thôn người Kinh với thôn, làng người dân tộc thiểu số, hộ người Kinh với hộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn làng, xã, huyện, thị xã, thành phố để giúp nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

Nguyễn Hoàng

 

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG