The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nhiều gia đình thoát nghèo nhờ nuôi bò rẽ
08/10/2016 - Lượt xem: 1943
Hiện nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai giúp nhau vươn lên thoát nghèo bằng việc cho nuôi bò rẽ.

(GLO)- Hiện nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai giúp nhau vươn lên thoát nghèo bằng việc cho nuôi bò rẽ.

Nuôi bò rẽ đã giúp hộ nghèo thoát nghèo. Ảnh. Đ.Y

Ở huyện Ia Pa, hình thức nuôi bò rẽ nhiều nhất là xã Ia Ma rơn. Trao đổi với P.V, ông Ksor Son-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ma rơn cho biết: Việc nuôi bò rẽ của bà con trên địa bàn xã có từ lâu rồi, trước đây bó hẹp trong dòng họ, còn bây giờ mở rộng ra toàn xã. Hộ nào có vốn là đầu tư vào chăn nuôi bò và cho các hộ chưa có bò nuôi rẽ. Vì thế, hiện nay hộ nào trên địa bàn xã cũng có bò nuôi, hộ ít nhất là 1 con, còn nhiều lên đến vài chục con.

Việc nuôi bò rẽ là sự hợp tác trên cơ sở tự nguyện hai bên cùng có lợi, giúp nhau phát triển chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ ăn chia là do sự thỏa thuận của đôi bên. Người bỏ vốn ra, sau một vài năm thu được lãi cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm; người không có vốn thì có việc làm, tận dụng được nhân công, có cơ hội để phát triển kinh tế. Tình làng nghĩa xóm cũng từ đó thắt chặt hơn.

Gia đình bà Ksor Tâm (thôn A Ma Rin 3) nghèo nên không có tiền mua bò. Năm 2013, ông HPốt-người cùng làng có 7 con bò sinh sản cho gia đình bà nuôi rẽ 2 con bò giống. Sau 3 năm nuôi rẽ, một con bò giống đã đẻ bê; con đầu này bà Tâm được hưởng, con thứ hai thì thuộc về chủ bò. “Mình vui lắm! Mình cố gắng chăm sóc bò thật tốt để bê lớn nhanh bán đi để xây nhà mới”-bà Tâm chia sẻ.

 Tại thôn Hoa Sen, 100% là người dân tộc Tày, họ cũng nhận nuôi bò rẽ của các hộ người Jrai. Ông Hoàng Văn Hiển nhận nuôi bò của ông Ksor Hiết (thôn Ma San) từ năm 2015 đến nay. Ông Hiển cho biết: Trước khi được ông Hiết đồng ý cho mình nuôi rẽ, mình tự làm bản cam kết và mang đến nộp cho ông trước khi nhận bò về nuôi. Trong bản cam kết ấy, mình phải đảm bảo rằng, bò nhận về khỏe mạnh thì phải nuôi bò tốt hơn để bò đẻ bê con; phải làm chuồng kiên cố giữ bò để không bị trộm. Nguồn thức ăn và công chăm sóc, gia đình mình lo toàn bộ. bò đẻ bê con đầu tiên, gia đình mình được hưởng, con bê thứ hai thuộc về ông Hiết. Hai bên làm bản cam kết nuôi trong vòng 10 năm; bò đẻ được bao nhiêu con thì chia đều.

Tuy nhiên, để yên tâm, nhiều hộ có bò cho nuôi rẽ còn làm cam kết chặt chẽ hơn là có xác nhận của chính quyền địa phương để tránh thiệt hại, rủi ro vì dịch bệnh và để người nuôi rẽ có trách nhiệm với “gia tài” của người chủ. Ông A Ma Phu (thôn Bahleng, xã Ia Ma Rơn) đã nhận nuôi rẽ 4 con bò của một chủ bò người Kinh từ 5 năm nay. 4 con bò cái giống ấy hiện làm lợi cho gia đình ông 8 con bò lớn nhỏ. ông Phu tính nhẩm, mỗi con trung bình bán 10 triệu đồng, gia đình ông có vốn gần cả trăm triệu đồng. Việc nuôi bò rẽ này còn tạo việc làm cho con cái ông. Ông Phu kể: “Hình thức nuôi bò rẽ này rất tốt cho gia đình đông con như nhà mình. Khi nhận nuôi rẽ 4 con bò giống đã tạo cơ hội việc làm cho các con: đứa thì chăn bò, đứa cắt thêm cỏ cho bò ăn, đứa dọn chuồng, ủ phân bò, đóng bao bán phân bò. Nhờ thế mà nhà mình không còn nghèo nữa”.

Cùng với hình thức này, làng Broch (xã An Trung, huyện Kông Chro) lại tổ chức nuôi bò rẽ từ quỹ làng. Ông Đinh Huyên-Bí thư chi bộ làng Broch, cho biết: Làng có một đám đất rộng khoảng 2 ha, năm 2005 cả làng cùng góp công, vốn trồng mía. Sau một năm mía cho thu hoạch, bán ra mua được 6 con bò cái sinh sản. 6 con bò cái này cho 6 hộ nghèo trong làng mượn nuôi. Sau 10 năm, 6 con bò cái ban đầu đã nhân lên được 32 con bò lớn nhỏ. Bằng hình thức chia đôi, 6 hộ nghèo không những thoát nghèo mà còn làm giàu nhờ bò giống của làng.

Việc nuôi bò rẽ ngày càng phát triển, nhân rộng giúp cho những hộ nghèo có điều kiện vươn lên.

Đinh Yến

(Theo GLO)

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG