The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Người dân Gia Lai hướng về nguồn cội
25/04/2018 - Lượt xem: 1912
Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10-3) đã trở thành một ngày lễ truyền thống, một ngày giỗ trọng đại tất cả mọi người con đất Việt đều ghi nhớ các bậc tiền nhân. Không có cơ hội hành hương về đất tổ, nhưng những người con trên mảnh đất cao nguyên Gia Lai luôn hướng về đất Tổ, thành kính, thể hiện tấm lòng biết ơn, nhớ về nguồn cội dân tộc.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân tộc, ngày mà mọi trái tim ở muôn nơi vẫn hòa chung một nhịp đập, hướng về nguồn cội. Chú Đoàn Vĩnh Quý, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai luôn dâng trào cảm xúc mỗi khi đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Bởi đối với chú cũng như những đồng đội đã từng cầm súng xông pha chiến trường đánh đuổi quân xâm lược đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc thì ngày này càng mang ý nghĩa đặc biệt hơn. Chú Hùng chia sẻ: “Là những người lính Bộ đội Cụ Hồ, các chú vẫn nhớ như in lời Bác Hồ đã từng căn dặn: Các Vua Hùng đã có công dựng Nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy Nước”. Vì thế, trong thời chiến, nhiều đồng chí cùng với lứa tuổi của chú đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam để bảo vệ Tổ quốc. Đây là những giá trị xương máu, giá trị lịch sử truyền thống mà các thế hệ cần ghi nhớ. Từ đó, thực hiện nhiệm vụ của mình trên vị trí mình công tác. Đối với những người lính cựu chiến binh đã từng kinh qua gian khổ, chiến đấu hy sinh nên chú rất trân trọng giá trị lịch sử và có trách nhiệm giữ gìn. Trong thời bình, các chú Cựu chiến binh xây dựng tổ chức Hội  vững mạnh, cùng với đoàn thể các cấp giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ để cùng toàn Đảng, toàn dân đưa quê hương ta ngày càng phát triển hơn nữa”.
  
Người dân dâng hương tại đền thờ Vua Hùng. Ảnh: NT.T
Người dân dâng hương tại đền thờ Vua Hùng. Ảnh: N.T
 
Đối với người con được sinh ra trên đất Tổ, đến ngày Giỗ Tổ, chị Hoàng Thanh Hương (Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai) lại rưng rưng niềm xúc động khi nhớ về quê nhà huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Năm 1990, chị theo bố mẹ rời quê nhà vào tỉnh Gia Lai sinh sống. Đã gần 30 năm xa quê nhưng nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu trong tận tâm khảm chị. Từ những bài khấn, làn điệu xoan, hay khúc hát chèo... đã in sâu và tạo thành một dòng máu văn chương, nghệ thuật trong con người chị. Mảnh đất cao nguyên Gia Lai đã nuôi dưỡng dòng máu nghệ thuật ấy, giúp chị trở thành một nhà văn thành danh trên con đường nghệ thuật của mình. “Tuy không được hành hương về đất Tổ Phú Thọ nhưng cứ có dịp là mình lại tranh thủ cùng gia đình về thăm quê hương, đây cũng là dịp để giáo dục con cái về niềm tự hào nguồn cội, quê cha đất tổ của mình”. Chị Hương tâm sự.
 
Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương bày tỏ niềm tự hào về mái trường mà các em đã và đang theo học. Được vinh dự mang tên Quốc Tổ, Trường THPT Chuyên Hùng Vương đã luôn nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh nhà, xứng danh với tên gọi vua Hùng. Cô Lê Thị Thu-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương cho biết: “Tên trường được đặt tên vua Hùng là mong muốn về sự tiếp nối truyền thống của con cháu Vua Hùng. Bởi sinh thời, Bác đã dặn dò: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây cũng chính là quyết tâm rất lớn của nhà trường trong công tác đào tạo. Ngoài ra, trong tuần sinh hoạt đầu năm, giờ chào cờ đầu tuần, Ban giám hiệu nhà trường dành những buổi nói chuyện giới thiệu về vua Hùng, truyền thống nhà trường cho toàn thể học sinh và hướng dẫn học sinh đến  phòng truyền thống có bảng ghi lịch sử về các đời Hùng Vương. Trong chương trình dạy của nhà trường, nhà trường cũng dạy tích hợp vào các môn học  Nhà trường cũng tổ chức cho Hội đồng sư phạm hội thao, làm lễ giỗ Tổ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng...”.
 
Hướng về Quốc Tổ. Ảnh: N.T
Hướng về Quốc Tổ. Ảnh: N.T

 Riêng với thế hệ trẻ, đây cũng là dịp để các bạn đoàn viên tưởng nhớ về công lao to lớn của các Vua Hùng và soi rọi lại quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân để xác định xây dựng tương lai cho chính bản thân mình. Bạn Lê Hải Yến (Tổ dân phố 6, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) bộc bạch: “Là một đoàn viên thanh niên, em luôn ghi nhớ công ơn  thế hệ Cha, Ông đi trước đã hy sinh xương máu để dân tộc ta được sống trong hòa bình, độc lập để chúng em được sống và học tập. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện bản thân trở thành người có ích, xứng danh con cháu Lạc Hồng”.

 
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Dẫu ở miền ngược nhưng những người con Tây Nguyên với niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính luôn hướng về nguồn cội. Đồng thời, khắc cốt ghi tâm lời dạy của bậc tiền nhân, truyền thống quý báu của dân tộc, đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Ngọc Thu (Báo GLO)
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG