The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Ngành xây dựng đứng đầu về số vụ tai nạn lao động
04/03/2016 - Lượt xem: 2185
Theo thống kê, lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là xây dựng, chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết.

 

(Ảnh: KT)

Gần 7.800 người bị tai nạn lao động

 Ngày 4/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội họp báo thông tin về tuần lễ quốc gia an toàn – vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 18 năm 2016.

Thông tin tại họp báo, Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng cho hay, năm 2015, cả nước xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động làm 7.785 người bị nạn, trong đó có 666 người chết, 1704 người bị thương nặng. So với năm 2014, số vụ, số nạn nhân, số người chết đều tăng.

Theo thống kê, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ tai nạn lao động nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người và số người chết vì tai nạn lao động cao nhất cả nước.

Lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là xây dựng, chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số người chết; lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết người và 6,1% tổng số người chết...

Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao, điện giật, vật rơi, đổ sập...

Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn chết người, ông Hà Tất Thắng cho hay, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 52,8%, do người lao động chiếm 18,9%.

Số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương cho thấy, thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 2015 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương...là 153,97 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 21,96 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 99.679 ngày.

Tiến độ điều tra chậm

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, trong năm 2015, có 18.375/265.009 doanh nghiệp báo cáo về tình hình tai nạn lao động. “Số doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động vẫn chưa cao. Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn” – ông Thắng nói.

Một vấn đề khác được đề cập đến là vấn đề xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động. Năm 2015, ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý có 05 vụ được chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị khởi tố, trong đó có 1 vụ đã xét xử. Cụ thể, vụ tai nạn do sập giàn giáo ngày 25/3/2016 làm 13 người chết, 29 người bị thương tại hạng mục đúc chìm, Công trình thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực tại Dự án Formusa của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà Tĩnh, Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty Samsung CC&T Coporation là đơn vị thi công, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ngày 21/12/2015 Toàn án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ra xét xử tuyên án 4 bị can về tội “Vi phạm về quy định về an toàn lao động” theo Bộ Luật hình sự tổng hình phạt là 144 tháng tù giam.

Ở khía cạnh khác, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ, số biên bản nhận được chỉ chiếm 38% tổng số vụ tai nạn lao động chết người. Hơn nữa, do sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người nên tiến độ điều tra các vụ tai nạn lao động chết người vẫn còn rất chậm so với quy định.

Về một số giải pháp chủ yếu cần thực hiện năm 2016, ông Hà Tất Thắng đề nghị, các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, khai khoáng, hóa chất, sử dụng điện, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại.

Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp Bộ LĐ-TB&XH trong việc điều tra đảm bảo đúng thời hạn, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động, để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động cũng như có biện pháp khắc phục những nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động.

Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập...

Đồng thời triển khai tốt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2016 nhằm đạt mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Hà Tất Thắng cho biết, Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ 18 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 2016, trong đó Lễ phát động Tuần lễ quốc gia sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 20/3/2016./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG