The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nâng cao năng lực sử dụng oxy y tế trong điều trị Covid-19
18/11/2021 - Lượt xem: 948
Kết thúc khóa huấn luyện, Gia Lai sẽ có 200-250 nhân viên y tế của tầng 1 biết xác định được bệnh nhân cần thở oxy và sử dụng thành thạo kỹ thuật thở oxy gọng kính; mặt nạ thường hoặc mặt nạ có túi khí dự trữ. Có 30-50 nhân viên y tế tầng 2 và tầng 3 sử dụng thành thạo kỹ thuật thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy với các máy thở hiện có.

Ngày 13 và 14-11, Sở Y tế phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức huấn luyện liệu pháp oxy cho đội ngũ cán bộ y tế theo phân tầng điều trị từ tầng 1 đến tầng 3 nhằm đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là công tác hồi sức cấp cứu nhằm kiểm soát và giảm thiểu ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong. Lớp huấn luyện được kết nối trực tuyến qua hệ thống Polycom đến điểm cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, 2 bệnh viện dã chiến, các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 và trung tâm y tế cấp huyện.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Nguyễn Đình Tuấn, oxy y tế có vai trò quan trọng trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh và hạn chế tử vong. Oxy là một trong những vật tư thiết yếu để cứu chữa những bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch và nhiều tình trạng bệnh khác. Huấn luyện cho đội ngũ nhân viên y tế về liệu pháp oxy cho từng tầng là nhiệm vụ cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, Gia Lai sẽ có 200-250 nhân viên y tế của tầng 1 (tuyến huyện, tuyến xã) biết xác định được bệnh nhân cần thở oxy và sử dụng thành thạo kỹ thuật thở oxy gọng kính; mặt nạ thường hoặc mặt nạ có túi khí dự trữ. Có 30-50 nhân viên y tế tầng 2 và tầng 3 (gồm tuyến tỉnh, tuyến huyện và các bệnh viện điều trị Covid-19) sử dụng thành thạo kỹ thuật thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy với các máy thở hiện có. Ngoài ra, các nhân viên y tế còn hiểu và thực hành đúng việc phòng-chống lây nhiễm khi dùng liệu pháp oxy cho bệnh nhân, biết thực hành đúng/chuẩn việc chuyển tuyến an toàn bệnh nhân suy hô hấp lên tầng trên.

 

Các học viên được ThS-bác sĩ Đặng Thanh Tuấn (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh) hướng dẫn thực hành trên máy. Ảnh: Như Nguyện

 

Trực tiếp huấn luyện cho các học viên, ThS-bác sĩ Đặng Thanh Tuấn (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết: Các học viên được hướng dẫn liệu pháp oxy trên bệnh nhân Covid-19, thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy trên bệnh nhân Covid-19 và cách nhận biết các dấu hiệu/triệu chứng khi chuyển tầng điều trị. Đối với bệnh nhân Covid-19 thì quan trọng nhất là phải hỗ trợ hô hấp trong khi chờ đợi thuốc phát huy tác dụng. Đa số ca Covid-19 tử vong là do bệnh nhân bị suy hô hấp. Hiện nay, nhân viên y tế ở các bệnh viện điều trị Covid-19 được huy động từ nhiều chuyên ngành khác nhau và phần lớn không phải là bác sĩ thuộc Khoa Hồi sức tích cực hay Khoa Cấp cứu đã có kiến thức sẵn về suy hô hấp nên khi đối diện với vấn đề suy hô hấp sẽ ít nhiều lúng túng. Vì vậy, mục đích của công tác huấn luyện là hướng dẫn lý thuyết và thực hành thực tế giúp học viên nắm bắt, xử lý tình huống thành thạo.

Ngay sau phần lý thuyết, các y-bác sĩ được ThS. Đặng Thanh Tuấn hướng dẫn thực hành thao tác ngay trên các thiết bị đã trang bị trước đó. Bác sĩ Phạm Hoàng Bảo (Trung tâm Y tế huyện Kông Chro) cho hay: “Lớp huấn luyện này rất bổ ích. Chúng tôi được cập nhật nhiều kiến thức mới như thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy trên bệnh nhân Covid-19… và có thể áp dụng ngay trong thực tiễn điều trị cho bệnh nhân”.

Với những kiến thức bổ ích cập nhật được tại lớp huấn luyện, bác sĩ Lê Đình Cấm (Trung tâm Y tế huyện Chư Păh) cho hay: “Trung tâm Y tế huyện Chư Păh đã được chuyển đổi công năng thành Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Sắp tới, tôi sẽ được tăng cường thay cho các đồng nghiệp kết thúc nhiệm vụ đợt đầu. Những kiến thức tiếp nhận được sẽ giúp tôi thêm tự tin và ứng dụng tốt trong thực tiễn điều trị cho bệnh nhân Covid-19”.

Cùng với việc tổ chức huấn luyện cho đội ngũ nhân viên y tế về liệu pháp oxy theo từng tầng điều trị, tỉnh ta cũng xây dựng phương án chủ động cung ứng oxy cho các cơ sở điều trị. Theo Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh, các cơ sở điều trị trong tỉnh có khoảng 400 bình chứa oxy dạng khí (loại 40L) và 4 bồn chứa oxy lỏng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai và Bệnh viện Đa khoa Bình An Gia Lai). Trong tình huống số ca mắc Covid-19 tăng cao thì tỉnh ta sẽ không đủ đáp ứng cơ sở vật chất, đảm bảo oxy y tế cho hoạt động điều trị. Do đó, Sở Y tế đã xây dựng Đề án “Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19” đến tuyến huyện, xã để chủ động kế hoạch và tổ chức kết nối chặt chẽ hoạt động cung-cầu nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn lực sản xuất oxy y tế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chuẩn bị cơ sở hạ tầng oxy y tế điều trị người bệnh Covid-19 theo các kịch bản, diễn biến dịch bệnh với phương châm “4 tại chỗ”; đảm bảo mục tiêu 34,5 tấn oxy (4.476.600 lít) cho 1.000 giường; 69,1 tấn (8.953.200 lít) cho 2.000 giường và 172,5 tấn (22.383.000 lít) cho 5.000 giường. Với kế hoạch trên thì lượng oxy y tế sẽ đảm bảo cho hoạt động điều trị bệnh nhân theo từng mức độ dịch tương ứng.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG