15/10/2020 - Lượt xem: 1289
Huyện Ia Grai là huyện biên giới phía Tây tỉnh Gia Lai có 12 xã, 01 thị trấn với 133 thôn, làng, tổ dân phố; dân số trên 105.000 người, trong đó dân tộc Jrai chiếm khoảng 45,17%.

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp hành động của các Sở, ban, ngành của tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được nhân dân trên địa bàn đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn, mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện.

Thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn huyện theo đúng quy định, đồng thời phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chịu trách nhiệm phụ trách từng xã để tập trung chỉ đạo thực hiện đạt các chỉ tiêu đã đăng ký xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan Thành viên Ban chỉ đạo, bám sát các văn bản hướng dẫn của cấp trên để rà soát, điều chỉnh Đề án nông thôn mới huyện giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp với tình hình địa phương. Đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã rà soát, điều chỉnh Đề án xây dựng nông thôn mới xã giai đoạn 2016-2020. Hàng năm các cơ quan chuyên môn, UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo đề án được duyệt. Định kỳ, các đồng chí Thường trực Huyện ủy tổ chức các đợt làm việc với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã về kế hoạch đạt chuẩn xã nông thôn mới.

 Nhìn chung, việc triển khai thực hiện trong thời gian qua đã được Cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm năng động sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đến nay, chương trình đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện, nổi bật, diện mạo mới nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên hàng năm,(năm 2015 là 34 triệu đồng/người/năm, đến năm 2020 đạt 40,2triệu đồng/người/năm); hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ như: hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học các thiết chế về văn hóa phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân.

Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, sâu rộng bằng các hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể như: qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, các buổi họp dân, qua hoạt động tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua hệ thống truyền thanh của huyện, các hình thức tuyên truyền qua panô, áp phích, các khẩu hiệu tuyên truyền. Kết quả, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tổ chức tuyên truyền trên 280 buổi cho trên 3000 lượt đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân; xây dựng 217 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo; vận động hỗ trợ 370 triệu đồng cho các hộ làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; xây dựng mới và tu sửa nhà cho các gia đình chính sách, cựu thanh niên xung phong với kinh phí hơn 260 triệu đồng; xây dựng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân 1.431 triệu đồng.

Thông qua công tác tuyên truyền vận động và bằng các việc làm thiết thực, đại bộ phận người dân trên địa bàn huyện đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc về chương trình nông thôn mới; xác định rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nên đã tích cực tham gia góp công, góp sức, góp của để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, kết quả đã đóng góp được 14.784 triệu đồng (trong đó: nhân dân đóng góp 6.778 triệu đồng, doanh nghiệp đóng góp 8.006 triệu đồng); ngoài ra, nhiều hộ gia đình đã tham gia hiến đất, cây trồng có giá trị trên đất để xây dựng đường giao thông nông thôn; chỉnh trang lại nhà văn hóa thôn, làng; xây dựng đường điện; nạo vét kênh mương; xây dựng các công trình nhà vệ sinh, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh tu bổ và chỉnh trang lại đường làng ngõ xóm sáng, xanh, sạch, đẹp…

Bên cạnh đó, Huyện đã quan tâm chỉ đạo đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập người dân, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh chính trị  được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo, hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và bền vững qua từng năm (năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 5%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,14%).

Tính đến nay toàn huyện đã xây dựng được 06 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 19 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt nông thôn mới. Các xã còn lại, bình quân số tiêu chí đạt được là 15 tiêu chí/xã.

Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: N.Đ

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ia Grai trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện xây dựng được 10 xã nông thôn mới, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 90% làng các xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới, Huyện cần tập trung nâng cao nhận thức về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tuyên truyền về chủ trương, cơ chế chính sách, cách làm hay và mô hình tốt trong huyện và ngoài huyện để người dân hiểu rõ và tự nguyện ủng hộ, tham gia xây dựng công trình trên địa bàn thôn, làng, xã; hội đoàn thể các cấp cần xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên bằng nhiều hình thức, tạo sức lan tỏa và trở thành công việc thường ngày tại các cộng đồng dân cư.

Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí mới, huy động tối đa và lồng ghép các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đời sống hàng ngày của người dân như: giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, cấp nước sinh hoạt... Thực hiện công khai cơ cấu các nguồn kinh phí đầu tư đối với các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn để người dân thảo luận, tự nguyện tham gia hiến đất, đóng góp công sức, tiền của.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, nhất là tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hướng dẫn các xã, tổ chức, đơn vị sản xuất tiến hành rà soát, điều tra khảo sát, xác định nhu cầu lao động cần được đào tạo, ngành nghề đào tạo phù hợp với từng địa bàn để làm căn cứ, định hướng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác, liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trong sản xuất, phát triển các hình thức liên kết. Tập trung phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Cấp ủy, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, thực hiện và duy trì tốt công tác phổ biến, truyền thông để nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; triển khai phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện phát huy dân chủ gắn với triển khai nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Nguyễn Văn

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

CurrencyTransferSell
USD23,340.0023,680.00
THB676.68702.68
SGD17,391.4917,951.70
SEK2,217.802,312.25
SAR6,241.016,491.34
RUB293.01324.41
NOK2,202.822,296.64
MYR5,260.675,376.09
KWD76,611.4879,684.38
KRW17.4419.13
JPY177.60186.14
INR284.71296.13
HKD2,948.403,043.37
GBP28,325.1129,237.51
EUR24,935.4526,068.31
DKK3,338.253,466.52
CNY3,386.643,496.26
CHF25,212.8326,024.98
CAD16,828.7217,370.80
AUD15,423.5615,920.37
Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Tài liệu ôn thi nâng ngạch
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG