The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hoạt động phản biện xã hội tiêp tục được chú trọng
16/02/2020 - Lượt xem: 1549
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã hướng dẫn ngành dọc triển khai công tác phản biện xã hội theo tinh thần Quyết định 217-QĐ/TW. Đồng thời, có văn bản đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo các dự thảo văn bản, kế hoạch, đề án, dự án liên quan trực tiếp đến đoàn viên, hội viên và nhân dân để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tiến hành các bước phản biện xã hội theo đúng quy định.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã tổ chức 324 cuộc phản biện với các nội dung, như: Phản biện dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), tham gia góp ý kiến dự thảo nghị quyết, quyết định, quy chế phối hợp; kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; dự thảo báo cáo của cấp ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; tham gia thẩm định các tờ trình của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh. Năm 2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đăng ký chủ trì và phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh phản biện dự thảo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa Quy định về phân công cán bộ, đảng viên phụ trách hộ gia đình nơi cư trú, nhân dân thực hiện việc giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là giám sát về đạo đức, lối sống. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức hội nghị và tham gia phản biện xã hội, tham gia góp ý 112 văn bản dự thảo. Đoàn Thanh niên tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý, phản biện dự thảo Luật Thanh niên. Tham dự Hội nghị có 60 đại biểu là bí thư, phó bí thư các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc; chủ tịch, phó chủ tịch hội liên hiệp thanh niên các huyện, thị xã, thành phố; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; đại diện Hội Luật sư tỉnh, tại hội nghị có 17 ý kiến phản biện dự thảo Luật Thanh niên.

 

Công đoàn các cấp đã tích cực tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên, người lao động đối với 27 văn bản dự thảo có liên quan trực tiếp đến chế độ, chính sách đối với đoàn viên, người lao động, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Giáo dục (sửa đổi), đánh giá Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động... tham gia với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về phương án mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Tổng hợp ý kiến của đoàn viên, người lao động gửi tới các cơ quan chức năng của tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp, qua đó, ý kiến của đoàn viên, người lao động đã được giải quyết thỏa đáng, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giữ vững tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Ảnh: N.Đ

Về tình hình thực hiện phản biện xã hội ở cấp huyện, cấp xã, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện đã góp ý 185 văn bản dự thảo; cấp xã tổ chức 23 hội nghị phản ánh và 07 lượt góp ý vào dự thảo văn bản với 23 nội dung dự thảo nghị quyết các chỉ tiêu phát triển kinh tế trình các kỳ họp hội đồng nhân dân xã, thị trấn; dự thảo báo cáo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; dự thảo quản lý thu thuế xây dựng cơ bản nhà ở tư nhân và kinh doanh vận tải; dự thảo nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy; các dự thảo nghị quyết của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp; kế hoạch trồng cây xanh đường phố, xây dựng tuyến phố văn minh; điều chỉnh đầu tư công một số tuyến đường nội thị; chủ trương xã hội hóa công tác thu gom, xử lý rác thải; kế hoạch sử dụng đất năm 2020; việc giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân... Hầu hết, các ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đều được các cơ quan, đơn vị dự thảo tiếp thu, bổ sung và đưa vào dự thảo.

Nhìn chung, trong năm qua, việc triển khai nội dung phản biện và tổ chức hội nghị phản biện, đối thoại chủ yếu là tham gia góp ý kiến vào dự thảo báo cáo đánh giá phát triển kinh tế - xã hội; vào dự thảo các văn bản luật; thẩm định các tờ trình của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Hầu hết, nội dung phản biện xã hội tập trung vào việc tham gia nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với các dự thảo về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như: Phản biện các dự thảo kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2021; phản biện các tờ trình của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; phản biện về chính sách giao đất cho doanh nghiệp; phản biện dự án thay thế và trồng cây xanh trong đô thị.

Qua đó khẳng định, hoạt động phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã và đang trở thành kênh thông tin quan trọng, cần thiết, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Minh Tân

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG