The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Những yếu tố tác động đối với công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số và công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh
01/09/2019 - Lượt xem: 2881
Với đặc điểm về tự nhiên, xã hội như tỉnh Gia Lai thì sẽ có nhiều yếu tố tác động đến việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số và công tác dân tộc trên địa bàn, song dưới đây là một số yếu tố tác động chủ yếu.

Một là, về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Gia Lai là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Theo kết quả công bố sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số trên địa bàn tỉnh có hơn 1,5 triệu người với 34 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 46,23% (chủ yếu là người Jrai và Bahnar). Trước khi sáp nhập toàn tỉnh có 2.160 thôn, làng, tổ dân phố; sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, đến tháng 8 năm 2019, số thôn, làng, tổ dân phố còn 1.626 (gồm 1.363 thôn, 263 tổ dân phố) giảm 534 thôn, tổ dân phố (trong đó có 413 thôn, 121 tổ dân phố). Tổng số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số thuộc 1.626 thôn, tổ dân phố là 143.836 hộ. Tổng số thôn, tổ dân phố có 50% số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số trở lên là: 899 thôn, tổ dân phố (gồm: 883 thôn, 16 tổ dân phố). Tổng số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số thuộc 899 thôn, tổ dân phố là 131.038 hộ. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh phong phú và đa dạng, có tiềm năng lớn để phát triển các ngành lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến, du lịch. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Gia Lai còn bị ảnh hưởng của điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, nhiều huyện, xã có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, phân tán.

Hai là, vấn đề tôn giáo: Gia Lai hiện có 05 tôn giáo được công nhận về mặt tổ chức (với tổng số 376.729 tín đồ (chiếm 27% dân số), 2.418 chức sắc, chức việc (trong đó, 526 chức sắc và 1.892 chức việc), 232 cơ sở tôn giáo); trong khi Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Ba Ha'i hoạt động và phát triển tương đối ổn định thì đạo Tin lành lại có nhiều biến động, số lượng tín đồ đạo Tin lành phát triển nhanh trong đồng bào dân tộc thiểu số (năm 1975 chỉ có 27.000 tín đồ, đến 2004 có 77.899 tín đồ, 2014 là 116.730 tín đồ thì đến tháng 6 năm 2019 thì tổng số tín đồ là 147.399, trong đó dân tộc thiểu số 145.497 tín đồ, chiếm 98,7%). Hoạt động của các tôn giáo có những biểu hiện phức tạp, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý, như: Hoạt động truyền đạo, giảng đạo trái phép của các chức sắc tôn giáo; việc xây dựng các cơ sở thờ tự bất hợp pháp; sự lôi kéo, tranh chấp tín đồ giữa các tôn giáo; việc mở rộng các tổ chức sinh hoạt tôn giáo đã ảnh hưởng đến vai trò, vị thế các tổ chức chính trị - xã hội và già làng trong vùng đồng bào có đạo. 

Hội thảo khoa học của Ban Dân vận Trung ương tại Đà Nẵng về công tác dân vận, trong đó có công tác vận động quần chúng. Ảnh: Nguyễn Đông

Ba là, vấn đề đất đai và phân hóa giàu nghèo: Những năm qua, với việc giao đất, rừng cho các nông, lâm trường quản lý, sử dụng nhưng việc quản lý, bảo vệ còn lỏng lẻo, tình trạng lấn chiếm đất rừng ở một số địa phương còn phức tạp; bên cạnh đó, hiện tượng di cư tự do đến Gia Lai đã gây nên tình trạng lấn chiếm đất của Nhà nước, tập thể; tình trạng mua bán, tranh chấp đất đai của các cá nhân phức tạp. Số lượng dân di cư tự do vào địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến năm 2018 là 6.395 hộ, 234.171 khẩu, cư trú rải rác ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc 13 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh). Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 534 vụ tranh chấp, lấn chiếm đất đai; trong đó, có 151 vụ liên quan đồng bào dân tộc thiểu số (tranh chấp với các doanh nghiệp, lâm trường 83 vụ, tranh chấp với chính quyền cơ sở 38 vụ, tranh chấp với người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn 23 vụ, tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với các dân tộc khác 05 vụ).

Vẫn còn một bộ phận người dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất và đất ở. Theo Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thì tỉnh Gia Lai có 1.341 hộ cần hỗ trợ đất ở với diện tích 25,99 ha, đến nay, đã thực hiện hỗ trợ được 121 hộ với diện tích 2,39 ha, hiện còn 1.220 hộ cần được hỗ trợ với diện tích 23,6 ha. Số hộ cần hỗ trợ đất sản xuất là 356 hộ với diện tích 290,15 ha, tổng kinh phí dự kiến là trên 16,8 tỷ đồng, tuy nhiên, hiện nay chưa triển khai thực hiện được do Trung ương chưa phân bổ nguồn vốn cho tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao (đến cuối năm 2018 toàn tỉnh có 30.441 hộ, chiếm 87,2% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh).

Bốn là, trình độ dân trí và năng lực của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số: Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển chậm (hiện toàn tỉnh có 85.100 người không biết chữ, chiếm 5,6% dân số toàn tỉnh, trong đó có 56.372 người không biết chữ là người dân tộc thiểu số, chiếm 66,24%% tổng số người không biết chữ, nữ dân tộc thiểu số không biết chữ là 28.923 người. Trong sinh hoạt và đời sống, đồng bào dân tộc thiểu số còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, như: Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thuốc thư (tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 4.123 cặp tảo hôn (nhiều nhất là huyện Ia Grai 409 trường hợp, huyện Chư Sê 359 trường hợp); 88 vụ hôn nhân cận huyết thống (nhiều nhất là huyện Phú Thiện 28 vụ, huyện Ia Pa 20 vụ). Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, nhất là ở cơ sở còn hạn chế.

Năm là, sự chống phá thường xuyên và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động: Các thế lực thù địch thường xuyên chống phá quyết liệt, âm mưu chia cắt, lôi kéo, chi phối đồng bào các dân tộc. Thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, phản động là lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đất đai để gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc với Đảng và chính quyền; kích động tư tưởng ly khai, tự trị dân tộc. Do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ biểu tình, bạo loạn.

Trường Xuân 

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG