The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
06/12/2018 - Lượt xem: 4215
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11.238 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến và dịch vụ ăn uống. Trong đó, có 2.779 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 341 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng. Hầu hết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, nhất là những vùng điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đã có chuyển biến về nhận thức, hành động trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Công tác quản lý kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, siêu thị, đường phố, công viên được tăng cường.

 Công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm dịp lễ, tết hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất được duy trì thường xuyên. Ngành Y tế - cơ quan thường trực tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý an toàn thực phẩm tại tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức được 3.424 cuộc thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã làm việc với ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của 17 huyện, thị xã, thành phố và 27 xã, phường, thị trấn về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương.

Công tác giám sát, phòng, chống ngộ độc thực phẩm được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh xảy ra 68 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.845 người mắc, 15 người tử vong, nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu do người dân uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt quá giới hạn cho phép (09 người tử vong), rượu ngâm các loại rễ, củ rừng và sử dụng các loại thực phẩm không an toàn. Việc kiểm tra, giám sát và lưu mẫu thực phẩm tại các hoạt động văn hóa, lễ hội lớn được tiến hành theo đúng quy trình, quy định. Tất cả các hoạt động và lễ hội lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây không xảy ra sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để có được những kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và sự tham gia của nhân dân trong công cuộc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Cùng với các nhiệm vụ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những năm qua, tỉnh đã quan tâm tăng cường nguồn lực nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đầu tư nguồn lực về con người, tỉnh cũng đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư cơ sở vật chất. Toàn tỉnh, hiện có 03 trung tâm tham gia kiểm nghiệm thực phẩm (Trung tâm kiểm nghiệm Mỹ phẩm - Dược phẩm, Trung tâm Tiêu chuẩn và Đo lường, Trung tâm Y tế dự phòng), riêng Trung tâm Tiêu chuẩn và Đo lường đã được Bộ Y tế chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp được kiện toàn. Tổ chức bộ máy, nhân lực tham gia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các ngành được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xã hội hóa công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tích cực. Hiện nay, mạng lưới giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở đang được kiện toàn theo hướng xã hội hóa. Các doanh nghiệp đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm và tạo dựng thương hiệu trên thị trường, tạo cơ sở cho việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những mô hình thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như công ty trách nhiệm hữu hạn Hương Đất An Phú với mô hình sản xuất rau an toàn VietGAP tại xã An Phú, thành phố Pleiku. Sản phẩm của doanh nghiệp được đảm bảo chất lượng từ khâu chế biến đến khâu tiêu dùng, được Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP, một số cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP hoặc theo TCVN ISO 22000, như: Công ty Cổ phần Cà phê Thu Hà, Công ty Chè Biển Hồ...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn còn chậm, việc xử lý còn nhẹ, chưa mang tính răn đe, giáo dục. Một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trường học có tổ chức bếp ăn tập thể hoặc căng tin chưa duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Mức độ tồn dư các chất độc hại, chất cấm trong nhiều loại thực phẩm đã đến mức báo động. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng còn khá phổ biến.

Phạm Hòa

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG