The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Quan tâm công tác đào tạo nghề đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động
21/07/2020 - Lượt xem: 1868
Trong những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về giáo dục nghề nghiệp được nâng lên, từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo tổ chức bàn giao chức năng quản lý nhà nước đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp từ Sở Giáo dục và Đào tạo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; đến nay, các trường đã ổn định tổ chức, thực hiện các hoạt động đảm bảo theo quy định. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo nghề sát với yêu cầu của thị trường lao động và của doanh nghiệp.

Một công nhân tại xưởng sản xuất chai nhựa trên địa bàn tỉnh, hiện tại công nhân tại đây có mức lương trung bình khoảng 7-8 triệu/tháng. Ảnh: Trí Dũng

Thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp có những chuyển biến tích cực.

Thời gian qua, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện dạy và học nghề từng bước được bổ sung, nâng cấp; đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng; nguồn lực đầu tư cho dạy nghề từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa tăng. Công tác kiểm tra, giám sát góp phần giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình đào tạo. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được điều chỉnh về cơ cấu, ngành nghề đào tạo và mở rộng các nghề đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp, từng bước phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của địa phương.

Công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2019 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch; đã tuyển 14.232/13.000 chỉ tiêu, đạt 109,5% kế hoạch. Tỉnh cũng đã phân bổ và huy động xã hội hóa 491.290 triệu đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đổi mới trang thiết bị đào tạo nghề đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện tốt chính sách học phí, học bổng cho học viên đúng đối tượng theo các quy định của Nhà nước.

Công tác xã hội hóa huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác giảng dạy, học tập và tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quan tâm. Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển đào tạo nghề ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Khuyến khích, huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp dưới các hình thức: Tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề.

Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo còn thấp

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội; tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn. Người học và gia đình vẫn còn nhận thức chưa đúng về học nghề để lập thân lập nghiệp, nên chưa thực sự an tâm khi lập nghiệp, tìm việc làm bằng con đường học nghề.

Địa bàn tổ chức đào tạo nghề chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi có cơ sở hạ tầng khó khăn, dân trí thấp, tập tục lạc hậu, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vượt qua khó khăn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến cuối năm 2019 là 52%, thấp hơn so với mức trung bình cả nước 61%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo còn thấp, đạt từ 70% - 74%, tùy từng nhóm nghề được đào tạo. Tỷ lệ việc làm trong khu vực lao động chính thức còn ít, mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học nghề còn thấp (140.000 đồng/tháng), chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu cho các em.

Để khắc phục được những hạn chế trên, tỉnh Gia Lai cũng đã đề ra những giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực, trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là đào tạo chuyển giao công nghệ... Bên cạnh đó, cần xây dựng mối quan hệ liên thông và gắn kết giữa ba nhân tố: Trường đào tạo, cơ sở sản xuất và Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh; thiết lập “kênh phân phối” với nguồn thông tin rõ ràng, đảm bảo cho việc nắm bắt và đáp ứng tốt nhu cầu thị thường nguồn nhân lực.

Trí Dũng

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG