The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Cần định hướng nghề nghiệp cho thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số
23/04/2019 - Lượt xem: 1860
Những năm gần đây, thực trạng thanh-thiếu niên, đặc biệt là thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số (DTTS) đi làm ăn xa ngày càng phổ biến. Đa số họ đều dang dở việc học hành, tuổi đời mới chỉ mười tám đôi mươi, lý do nghỉ học vẫn là những câu chuyện “muôn thuở” như: hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện không cho phép, kiếm tiền phụ giúp gia đình…
Tuy nhiên, trên thực tế, lý do chủ yếu vẫn là thiếu tinh thần nỗ lực học tập, ngại khó, ngại khổ; có những thanh-thiếu niên hoàn toàn có đủ điều kiện theo đuổi việc học tập nhưng chính họ lại không cố gắng để rồi không thi đỗ tốt nghiệp THPT, vì thế cơ hội bước vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng rất hạn chế. Nhiều người ở nhà một thời gian dài rồi mới tìm việc làm ở các tỉnh, thành phía Nam.
 

 

 Dạy nghề sửa chữa ô tô cho thanh niên dân tộc thiểu số. Ảnh: Đ.T
Dạy nghề sửa chữa ô tô cho thanh niên dân tộc thiểu số. Ảnh: Đ.T
 
Trong số này phải kể đến trường hợp của Ksor Hiếu (SN 1996, trú tại làng Sô Ma Biơng, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện). Vì mải mê chơi game nên Hiếu bỏ dở việc học dẫn đến không thi đỗ tốt nghiệp THPT. Sau hơn 1 năm ở nhà “cày game” cũng chán, qua mối quan hệ bạn bè, Hiếu tìm được việc làm tại một doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng ô tô tại tỉnh Bình Dương với mức lương cơ bản trên 4,5 triệu đồng/tháng, chưa kể lúc tăng ca thu nhập gần 9 triệu đồng/tháng. Dù vậy, sức khỏe của Hiếu cũng bị ảnh hưởng nhiều do ngủ không đủ giấc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn phát ra từ máy móc, thiết bị gây nhức đầu, ù tai...
 
Khác với Hiếu, Nay H'Trang (SN 1997, trú tại làng H'Ray, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, Gia Lai) tuy đã tốt nghiệp trung cấp y song cơ hội tìm kiếm việc theo đúng ngành nghề đào tạo khá nhọc nhằn. Hơn 1 năm ở nhà phụ giúp gia đình làm ruộng, cuối cùng Trang cũng quyết định vào Đồng Nai làm công nhân cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất giày với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, trừ các khoản chi tiêu ăn uống, xăng xe, nhà trọ, hàng tháng Trang cũng chỉ tiết kiệm được vài trăm ngàn đồng. 
 
Có những trường hợp đi làm ăn xa tưởng chừng có thu nhập phụ giúp kinh tế gia đình nhưng ngược lại trở thành gánh nặng cho người thân, như trường hợp của Ksor Lý (SN 1999, cùng trú làng Sô Ma Biơng, xã Chrôh Pơnan) quyết định bỏ học rồi làm công nhân tại Đồng Nai. Trong một lần nhậu say, chạy xe về nhà trọ thì Lý bị tai nạn dẫn đến gãy tay. Đến nay, mọi khoản sinh hoạt phí của Lý hoàn toàn phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình, khó khăn càng chồng chất.
 
Có việc làm đồng nghĩa với việc giải quyết được một phần vấn đề thu nhập, tạo sinh kế cho thanh niên. Tuy nhiên, việc làm cần phải đảm bảo ổn định, an toàn, tại chỗ để giúp thanh niên có thể tiết kiệm tốt hơn trong các khoản chi tiêu sinh hoạt, tạo vốn khởi nghiệp trong tương lai. Tại các làng như Sô Ma Lơng, Sô Ma Biơng (xã Chrôh Pơnan), Mi Hoan, Ơi HLy (xã Ia Hiao), Tông Sê, Thăm, Jơ Ma (xã Ia Trok, huyện Ia Pa)… có hơn 500 thanh niên đi làm ăn xa, chủ yếu làm công nhân cho các doanh nghiệp tại địa bàn ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh… Theo lời kể của các già làng, trưởng thôn, trong số hàng trăm người làm ăn xa thì chỉ vài người trở về quê “rủng rỉnh” vốn để lập nghiệp, phụ giúp gia đình, đa phần làm công nhân chỉ trong thời gian ngắn, do không chịu được áp lực công việc lại bỏ về giữa chừng, cuối cùng trở thành thất nghiệp.
 
Khi tình trạng thất nghiệp trong thanh-thiếu niên DTTS diễn ra, tỷ lệ vi phạm pháp luật ngày càng cao kéo theo những hệ lụy khác. Thực trạng này rất cần những giải pháp đồng bộ, trọng tâm, thiết thực từ cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp nhằm góp phần giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến thanh-thiếu niên DTTS.
 
Trước nhất vẫn cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh-thiếu niên, đặc biệt là thanh-thiếu niên yếu thế, có nguy cơ vi phạm pháp luật đến trường, duy trì việc học tập; làm tốt công tác hỗ trợ thường xuyên, liên tục đối với những thanh-thiếu niên thực sự khó khăn; duy trì sinh hoạt chi đoàn, chi hội, qua đó nắm bắt, định hướng tâm tư, nguyện vọng của thanh-thiếu niên, trong đó chú trọng định hướng về nghề nghiệp, việc làm. Mặt khác, cần chủ động phối hợp với chi bộ, các ban trong thôn, làng trực tiếp, thường xuyên tham gia làm công tác vận động quần chúng đối với từng gia đình, chú trọng quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách tiếp cận vốn vay cải thiện kinh tế; tìm kiếm việc làm, kết nối với doanh nghiệp trong tỉnh giới thiệu việc làm cho thanh niên; duy trì phối hợp tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh vùng đồng bào DTTS... Bên cạnh đó là tăng cường các đợt tập huấn chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật canh tác phù hợp với địa bàn giúp thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp hiệu quả. Tuyên truyền, nhân rộng gương thanh-thiếu niên DTTS học tập giỏi, làm kinh tế hiệu quả nhằm thúc đẩy tinh thần học hỏi, noi theo. Thực hiện đồng bộ, thường xuyên những giải pháp trên, những vấn đề phức tạp nảy sinh trong vùng đồng bào DTTS cũng sẽ dần được giải quyết, khắc phục.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG