The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đak Đoa quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
16/01/2017 - Lượt xem: 1889
Đak Đoa là huyện cửa ngõ phía đông của thành phố Pleiku có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó giải quyết việc làm cho thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cấp ủy, chính quyền hết sức trăn trở, lo lắng.

 Hệ thống các trường THPT trên địa bàn tỉnh trực thuộc Sở Giáo dục-Đào tạo. Ảnh: Thanh Nhật

Ảnh minh họa (GLO)

Hiện huyện có 16 xã và 01 thị trấn, với 156 thôn, làng, tổ dân phố (trong đó có 106 thôn, làng người đồng bào dân tộc thiểu số). Tổng dân số 109.052 người, trong đó người dân tộc thiểu số 60.259 người, chiếm tỷ lệ 55,3% (trong đó: Bahnar 39.117 người, Jrai 20.617 người, dân tộc khác 525 người). Tổng số lao động trong độ tuổi là 59.510 người, chiếm tỷ lệ 54,6% dân số (trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số 33.080 người, chiếm tỷ lệ 55,6%; lao động trong độ thanh niên từ 18 đến 35 tuổi là người dân tộc thiểu số khoảng 12.500 người).

Trong những năm qua, tình hình kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, việc làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng; các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn ngày càng tăng, giải quyết được nhiều việc làm mới cho người lao động, nhất là độ tuổi thanh niên. Tổng số lao động có việc làm thường xuyên trong các lĩnh vực hằng năm đạt kế hoạch đề ra, tính đến tháng 6/2016 toàn huyện có 51.721 lao động có việc làm thường xuyên, trong đó có 17.068 lao động trong độ tuổi thanh niên. Công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm bằng nguồn kinh phí đào tạo do tỉnh phân bổ; lao động trên địa bàn huyện có kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, sửa chữa máy móc nông cụ, điện gia dụng, may mặc, thương mại, dịch vụ,….trong đó hiệu quả nhất là đào tạo nghề xây dựng, trồng trọt. Tính đến tháng 6/2016 toàn huyện có 20.872 lao động đã qua đào tạo nghề, đạt 35% số người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lao động trong độ tuổi từ 18 - 30 được đào tạo nghề là 6.888 lao động (người đồng bào dân tộc thiểu số được qua đào tạo nghề là 3.100 lao động).

Đa số thanh niên có ý thức trong học tập, lao động; tự vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; có phẩm chất tốt, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần xung kích tình nguyện, chia sẻ với cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng lúc, từng nơi vẫn còn một số hạn chế, như: Nhận thức và trách nhiệm của một số tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên đối với công tác quán triệt, tuyên truyền về hướng nghiệp, dạy nghề, việc làm chưa thường xuyên, sâu rộng; tiến độ xã hội hoá đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn chậm, chưa có cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Tổ chức Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên của huyện còn lúng túng trong việc định hướng, giới thiệu việc làm, lựa chọn nghề cho thanh niên. Lao động của huyện chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ có một số ít lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nhưng việc làm cũng chưa thật ổn định; trình độ thấp, năng suất lao động, khó tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động; thời gian lao động nhàn rỗi còn nhiều. Việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu là tuyển dụng lao động ngắn hạn và thời vụ; nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay của nhân dân để giải quyết việc làm.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là: Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động. Một bộ phận thanh niên còn ỷ lại, chưa tích cực trong tự chuyển đổi việc làm. Một số thanh niên còn thiếu ý thức rèn luyện, hạn chế về nhận thức, chưa có chí vươn lên; đa số thanh niên người dân tộc thiểu số còn sống theo tập quán cũ, chưa quan tâm, chủ động để tự tìm việc làm có thu nhập ổn định hơn. Công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, hoạt động văn hoá, thể thao còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức thanh niên, nhất là thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 22/12/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chỉ rõ Thường xuyên bám sát nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài huyện để định hướng đào tạo nghề, tư vấn học nghề cho trên 90% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề phù hợp với khả năng. Tập trung giải quyết việc làm cho 19,2% (tương đương 2.400 lao động)  thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm. Có 95% lao động độ tuổi từ 18 - 30 có việc làm thường xuyên. Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài là 200 lao động, bằng 1,6% lao động thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung đào tạo nghề cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó cần quan tâm đến số công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, nhằm giúp nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho chính lao động của mình. Các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên quan tâm đến việc hướng nghiệp và khuyến khích học sinh, học viên tham gia các khóa hướng nghiệp và học nghề. Trung tâm học tập cộng đồng từng địa phương cần tìm kiếm những mô hình đào tạo nghề phù hợp, để sau khóa đào tạo thanh niên có thể tìm được việc làm tại chỗ hoặc việc làm ổn định ở nơi khác. 

Huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lưới dạy nghề, phổ cập nghề cho thanh niên, hỗ trợ vốn cho doanh nhân trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có biện pháp hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các nghề kỹ thuật. Quan tâm khai thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay vốn tạo việc làm. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống.

Nguyễn Ưu Ái

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG