The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Công tác dân tộc và thực hiện các chính sách về công tác dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng
25/10/2019 - Lượt xem: 3645
Dân tộc là vấn đề vừa có tính lịch sử vừa có tính thời sự hiện nay. Đối với một quốc gia đa dân tộc, lại đang trong quá trình hội nhập và phát triển như Việt Nam, vấn đề này càng được quan tâm hơn bao giờ hết.

Bởi chỉ khi làm tốt công tác dân tộc, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các dân tộc thì sức mạnh tổng hợp của một quốc gia mới được huy động và phát huy cao độ. Điều này đòi hỏi mọi chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, từ khâu hoạch định đến việc thực thi đều phải xuất phát từ thực tiễn tình hình dân tộc trong nước, phải trên cơ sở đặc thù, đặc điểm cơ bản của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc nước ta đoàn kết, gắn bó với nhau chế ngự thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Đoàn kết dân tộc là truyền thống qúy báu, cội nguồn của sức mạnh dân tộc làm nên những chiến thắng vẻ vang. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta xác định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”, “thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam” là những quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Hiến pháp của Nhà nước ta cũng đã khẳng định rõ: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”... “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, thực hiện các điều luật của Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc đã được cải thiện rõ rệt. Các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn, tôn vinh. Đồng bào các dân tộc thiểu số được thụ hưởng đời sống văn hóa mới. Công tác cán bộ dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm... Các kết quả trên đã tác động tích cực đến các chiều cạnh của các mối quan hệ dân tộc góp phần tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Ảnh: Nguyễn Đông

Đối với Gia Lai, trong những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều giải pháp liên quan đến công tác dân tộc, nhờ đó công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Gia Lai là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống; đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao (30.441 hộ, chiếm tỷ lệ 87,2% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh). Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo trái pháp luật nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Các hạn chế, tồn tại nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức một cách đầy đủ về công tác dân tộc, nhất là những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi chính sách dân tộc. Chính vì thế, nghiên cứu, làm rõ các vấn đề về công tác dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn thật sâu sắc, toàn diện về công tác dân tộc mà còn trên cơ sở những vấn đề đặt ra đó tiến hành đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách các dân tộc, góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của tỉnh và trong khu vực.

Công tác dân tộc và thực hiện các chính sách về công tác dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền với chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh, nhất là ở khu vực biên giới; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao vai trò của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả trong công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Huy Bảo

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG