The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chủ động phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em
08/04/2015 - Lượt xem: 3153
Nhiều vụ đuối nước thương tâm mà phần lớn nạn nhân là trẻ em liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh ngay trong thời điểm mùa khô nắng nóng mới chỉ bắt đầu để lại nỗi đau không gì bù đắp cho gia đình, người thân và cộng đồng xã hội. Câu chuyện không còn mới, song dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh một số người trước nỗi đau hoàn toàn có thể phòng tránh này.

Con đi, nỗi đau ở lại…
Đã 3 ngày trôi qua sau cái chết thương tâm của em Thái Bình Duy Khánh, học sinh lớp 6-Trường THCS Nghĩa Hưng 2 (xã Nghĩa Hưng-huyện Chư Pah), không khí đau buồn vẫn bao trùm ngôi nhà nhỏ. Trước bàn thờ nhỏ vừa mới làm vội luôn nghi ngút khói hương, chị Hinh (mẹ em Khánh) hướng đôi mắt đỏ hoe, nhìn đau đáu vào di ảnh đứa con thơ... Dường như chị vẫn chưa thể tin nổi, đứa con mà chị hết mực yêu thương mới hôm qua vẫn tíu tít bên mẹ và các em nay đã không còn trên cõi đời này. 

Hồ nước tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến 3 cháu nhỏ thiệt mạng. Ảnh: Lê Hòa
Hồ nước tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến 3 cháu nhỏ thiệt mạng. Ảnh: Lê Hòa

Cố nén đau thương, chị Hinh kể lại sự việc: Khoảng 15 giờ chiều ngày 23-3 vừa qua, đang ở nhà thì tôi nhận được điện thoại của thằng Tân, là em sinh đôi với Khánh: “Mẹ ơi, anh Khánh bị trượt chân xuống hồ. Mẹ lên đây ngay đi”. Tôi như sét đánh bên tai, vội vàng chạy ra… Mọi người đang khẩn trương lặn xuống hồ tìm nó. Còn tôi như chết đứng, chỉ mong đó không phải là sự thật, chỉ cầu mong có một phép màu. Vậy nhưng, nó đã bỏ tôi đi mãi mãi. Thằng Khánh là đứa ngoan hiền, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ đòi mẹ mua cái gì. Nhớ những lúc ăn cơm, thấy mồ hôi của mẹ, hai an hem nó còn lấy tay lau. Chỉ thương con chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha. Bình thường, hai anh em chúng nó đi đâu cũng có nhau, giờ chỉ còn mình thằng Tân. Thật không nỗi đau nào bằng…

Hai hàng nước mắt vẫn cứ lăn dài trên đôi má của người mẹ trẻ. “Từ đây, tôi sẽ không bao giờ được nhìn, được ôm nó nữa rồi”-chị Hinh nghẹn ngào. Gia cảnh khốn khó, một mình vò võ nuôi 3 đứa con. Cuộc sống bất hạnh tưởng chừng như vậy đã là cùng cực, vậy mà còn nỡ cướp đi đứa con vừa đến tuổi biết đỡ đần…

… Trường hợp gia đình chị Hinh chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đau lòng xuất phát từ nguyên nhân trẻ gặp nạn đuối nước. Trong các năm qua, mặc dù việc phòng tránh đuối nước nói riêng, tai nạn thương tích cho trẻ nói chung luôn được các cấp ngành chức năng, gia đình, nhà trường và cả xã hội quan tâm nhưng nhiều sự việc đau lòng vẫn xảy ra, để lại nỗi đau lớn cho người ở lại. Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em-Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh đã xảy ra 20 vụ đuối nước ở trẻ em, trong đó có 17 trường hợp tử vong, chỉ có 3 trường hợp được cứu sống. Gần đây nhất, liên tiếp có các vụ đuối nước cướp đi sinh mạng của nhiều em học sinh, thậm chí 2-3 em cùng một lúc xảy ra ở địa bàn huyện Ia Grai, Chư Prông, Chư Pah… khiến dư luận bàng hoàng, nhiều gia đình bất an mỗi khi con đi đâu đó ra khỏi nhà, ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ… 

Vùng sâu vùng xa nơi có nhiều ao hồ, sông suối trong khi phụ huynh lại không có nhiều điều kiện để quan tâm sâu sát tới con em mình cũng là nơi thường xuyên xảy ra các trường hợp đuối nước thương tâm. Ảnh: Lê Hòa
Vùng sâu vùng xa nơi có nhiều ao hồ, sông suối trong khi phụ huynh lại không có nhiều điều kiện để quan tâm sâu sát tới con em mình cũng là nơi thường xuyên xảy ra các trường hợp đuối nước thương tâm. Ảnh: Lê Hòa

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Trong tổng số 17 nạn nhân đuối nước, thì có đến 14 em là nam giới, chỉ có 3 trường hợp là nữ. Độ tuổi của các em chủ yếu là từ 6 đến dưới 16 tuổi, chiếm tới 16 em. Đáng nói, theo thống kê của ngành chức năng, tất cả các vụ tai nạn đều xảy ra ở nhà, không có trường hợp nào xảy ra ở trường học hay các khu vực công cộng. Nói về điều này, bà Đặng Thị Bình-Phó Trưởng Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Gia Lai), phân tích: “Phần lớn tai nạn đuối nước xảy ra là do các em hiếu động, thích bơi lội, nghịch nước trong khi không phải em nào cũng có đủ các kỹ năng để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Thời tiết nắng nóng khiến nhiều em muốn tìm nơi tắm mát. Tỉnh ta có địa hình phức tạp, sông suối sâu, nước chảy xiết. Hơn nữa, nơi đây thường vắng vẻ, ít người qua lại. Khi xảy ra sự cố, phải mất nhiều thời gian mới có thể tìm được sự trợ giúp và nhiều em không thể cứu kịp cũng vì những lý do này”…

Có thể thấy, phần lớn nguyên nhân đuối nước ở trẻ em đều xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và con người toàn toàn có thể phòng tránh được. Với các em nhỏ, ngoài sự nhắc nhở, quan tâm đủ mức cần thiết của gia đình, nhà trường thì điều quan trọng nhất là các em phải có phải ý thức và kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ đuối nước vì không ai có thể theo sát và quản lý con em mình 24/24 giờ. “Tôi cho rằng, tại các khu vực sống suối, ao hồ hay kể cả là các hồ nước do nhân dân tự đào để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, nuôi thả cá… thì cũng nên có trách nhiệm cảnh báo, nhắc nhở các em nhỏ, tránh trường hợp đáng tiếc”-bà Bình nêu quan điểm.
 

Băng đĩa truyền thông phòng-chống tai nạn đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Hòa
Băng đĩa truyền thông phòng-chống tai nạn đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Hòa

Hiện nay, ở TP. Pleiku hay một số khu vực kinh tế-xã hội phát triển, nắm bắt được nhu cầu học bơi của phụ huynh và các em, một số bể bơi đã mọc lên. Không chỉ rèn luyện thể thao, mà tạo điều kiện tập luyện cho trẻ kỹ năng bơi lội cũng là điều tối cần thiết để đảm bảo an toàn tới mức tối đa mỗi khi trẻ tiếp xúc với môi trường nước sau này. Anh Nguyễn Minh Tuấn-chủ bể bơi Hoàng Phát (Pleiku), cho biết: “Tôi thấy nhu cầu cho trẻ em học bơi lội ở Pleiku là rất lớn.

Thời điểm nắng nóng, trung bình mỗi ngày có tới 150-170 lượt người tới đây bơi lội, gấp đôi so với ngày thường, trong đó phần lớn là trẻ em. Lớp học bơi lội hàng năm cũng thu hút khoảng 400-500 học viên. Không chỉ là rèn luyện sức khỏe, đây còn là biện pháp cần thiết để phụ huynh tập cho con em mình kỹ năng phòng bảo vệ mình mỗi khi cần thiết”. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa còn hội tụ nhiều khó khăn thì vấn đề điều kiện tập luyện hay sự quan tâm, quản lý sâu sát các em lại còn nhiều điều đáng bàn…

Là phụ huynh, chắc chắn ai cũng dành sự quan tâm đặc biệt trong việc bảo vệ con em mình. Tuy nhiên, bởi nhiều yếu tố khác nhau mà sự quan tâm có thể chỉ dừng ở giới hạn nào đó. Truyền thông giáo dục trong nhà trường cũng trang bị phần nào các kiến thức cơ bản để các em phòng-tránh đuối nước. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho chính mình, cách tốt nhất là các em nên hạn chế tuyệt đối việc chơi đùa hoặc bơi lội mà không có sự cho phép và giám sát của người lớn. Điều này phụ thuộc phần lớn vào ý thức của các em, và chìa khóa mở cửa cho ý thức đó chính là sự quan tâm, giáo dục, nhắc nhở từ phía gia đình-nhà trường-xã hội.

(Theo GLO)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG