The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Chiến sĩ áo trắng" trên tuyến đầu chống dịch
27/02/2021 - Lượt xem: 1831
Các y-bác sĩ dự phòng là những người có mặt đầu tiên để khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm… góp phần rất lớn trong công tác phòng-chống dịch Covid-19. Đến ngày 25-2, Gia Lai đã 14 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, kiểm soát được dịch và trở lại trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, các y-bác sĩ dự phòng vẫn tiếp tục công việc và luôn trong tâm thế sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Không có Tết

Xác định trường hợp F1 là hai vợ chồng ở phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân 1612 ở tỉnh Hải Dương, ngay trong đêm 28-1, đội công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh gồm 8 thành viên ngay lập tức lên đường đến Ayun Pa để thực hiện công việc truy vết.

Bác sĩ Lê Văn Vinh-cán bộ Khoa Phòng-chống bệnh truyền nhiễm-chia sẻ: “Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi lập tức lên đường. Xác định đây là cuộc chiến lâu dài, mọi người có thể phải xuyên Tết chống dịch nên tất cả đều quyết tâm, nỗ lực hết mình vì sức khỏe cộng đồng”.

Bác sĩ Lê Văn Vinh (thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn công tác truy vết cho cán bộ y tế địa phương. Ảnh Như Nguyện
Bác sĩ Lê Văn Vinh (thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn công tác truy vết cho cán bộ y tế địa phương. Ảnh: Như Nguyện

Đến ngày 29-1, khi có kết quả cả 2 trường hợp F1 đều dương tính với vi rút SARS-CoV-2, các thành viên trong đoàn xác định phải hành động thật nhanh, làm việc hết công suất để khoanh vùng, truy vết nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh.

“8 người chia làm 4 tổ, tôi ở tổ xung kích truy vết F1. Các tổ phối hợp với lực lượng tại địa phương cùng nhau hành động. Những ngày đầu, mọi người hầu như không có thời gian ngủ nghỉ, việc truy vết có lúc kéo dài từ sáng cho đến tối mịt và có khi qua đến rạng sáng hôm sau. Trong 2 ngày đầu, một số người khai báo y tế không trung thực vì sợ bị đưa đi cách ly tập trung. Chúng tôi phải khéo léo động viên, giải thích để mọi người không còn lo lắng, sợ hãi mà hợp tác với đoàn. Nhờ vậy, việc truy vết thuận lợi hơn”-bác sĩ Vinh cho biết.

Thời điểm bác sĩ Vinh nhận nhiệm vụ xuống tâm dịch, cha anh vừa mới mất cách đó không lâu. Mọi việc ở nhà do một tay vợ anh chu toàn. “Vào những ngày cận Tết, tôi động viên vợ cố gắng. Con trai tôi 5 tuổi hàng đêm điện thoại cho bố hỏi bao giờ diệt vi rút xong và bao giờ về. Tôi động viên vợ con yên tâm, bao giờ hoàn thành nhiệm vụ sẽ về sum họp gia đình. Nếu không dập được dịch thì nhiều người sẽ không có Tết”-bác sĩ Vinh nói.

Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm mở rộng cho người dân vùng tâm dịch thị xã Ayun Pa. Ảnh: Như Nguyện
Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm mở rộng cho người dân vùng tâm dịch thị xã Ayun Pa. Ảnh: Như Nguyện

 

Cùng với đội công tác của CDC tỉnh, lực lượng y-bác sĩ tăng cường ở các địa phương trong tỉnh và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, các y-bác sĩ tại địa bàn tâm dịch cũng chung sức đồng lòng trên tuyến đầu. Tham gia từ những ngày đầu khi dịch xảy ra trên địa bàn phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa), bác sĩ Ksor H’Mai cùng các nhân viên Trạm Y tế phường Cheo Reo hầu như không có thời gian nghỉ ngơi.

 

“Trạm có 4 y-bác sĩ thì tất cả đều là nữ. Từ ngày 29-1 đến nay, chúng tôi chưa về thăm gia đình. Năm mới ai cũng rất nhớ nhà, nhớ không khí sum vầy nhưng vì nhiệm vụ chống dịch, chúng tôi sẵn sàng gác lại chuyện riêng. Có chị nhà chỉ cách trạm mấy chục bước chân nhưng cũng không về. Nhớ con, chị chỉ dám đứng từ xa gọi vọng về nhà. Nhìn cảnh ấy ai cũng thương, tự động viên bản thân phải cố gắng, nỗ lực dập dịch thật sớm”-bác sĩ Ksor H’Mai trải lòng.

Sát cánh cùng Gia Lai

Những ngày qua, các lực lượng chi viện của Bộ Y tế cũng chung tay, sát cánh trong công tác phòng-chống dịch. Trong đó, 3 đội công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên gồm 19 cán bộ, chuyên gia, y-bác sĩ có mặt ngay những ngày đầu để hỗ trợ truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm. Đây cũng là đơn vị ở lại cuối cùng cho đến khi Gia Lai kiểm soát, khống chế dịch bệnh, trở lại trạng thái “bình thường mới”. Chính sự chia sẻ, hỗ trợ này đã góp phần rất lớn vào thành công trong công tác phòng-chống dịch.

Cán bộ y tế nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phòng-chống dịch. Ảnh: Như nguyện
Cán bộ y tế nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phòng-chống dịch. Ảnh: Như nguyện

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố để triển khai các biện pháp phòng-chống dịch trong tình hình mới, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh: Có thể nhận định, Gia Lai đã kiểm soát được dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh (...). Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi trân trọng cảm ơn tình cảm, sự hỗ trợ kịp thời của các đơn vị trung ương về giúp Gia Lai trong thời gian qua. Đồng thời, cảm ơn tất cả cán bộ, y-bác sĩ, các lực lượng tham gia chống dịch đã bỏ thời gian, công việc gia đình để chống dịch xuyên Tết và cùng với cả tỉnh tham gia phòng-chống dịch để có kết quả như ngày hôm nay.

Thạc sĩ Phạm Ngọc Thanh-Phụ trách Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên) cho biết: Ngay sau khi Gia Lai ghi nhận ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên, chúng tôi xuống ngay vùng tâm dịch hỗ trợ công tác truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm. Các thành viên khi nhận nhiệm vụ đều xác định bám trụ đến khi Gia Lai khống chế, kiểm soát được dịch

“Trong những ngày đầu, các đội truy vết hầu như làm việc cả ngày đêm để xác định các đối tượng F1 và tiến hành đưa về khu cách ly tập trung ngay. Mọi người tích cực làm việc không nề hà khó khăn, nguy hiểm. Chính quyền địa phương cũng như lực lượng Y tế của tỉnh phối hợp rất tốt để đạt được kết quả khống chế, ngăn chặn dịch trong thời gian ngắn nhất”-ThS. Thanh chia sẻ.

Trực tiếp chịu trách nhiệm cố vấn chuyên môn trong công tác phòng-chống dịch Covid-19, TS. Viên Chinh Chiến-Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đồng hành cùng với tỉnh ngay từ những ngày đầu và kịp thời có những tham mưu quan trọng cho Ban Chỉ đạo tỉnh trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo phòng-chống dịch.

“Là cán bộ phòng dịch thì lúc bình thường có thể thanh nhàn làm các dự án, chương trình, nhưng khi chống dịch thì không kể ngày đêm, không kể lễ Tết để đúng với tinh thần người chiến sĩ ra trận”-TS. Chiến khẳng định.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG