The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải thích mức tăng đóng BHYT học sinh
17/09/2015 - Lượt xem: 2274
Trước sự việc thay đổi mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên gây bức xúc dư luận trong những ngày gần đây, chiều 16/9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chức Hội nghị cung cấp thông tin về BHYT cho học sinh, sinh viên năm học 2015-2016.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, năm 2015-2016, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên tăng từ 3% lên 4,5% tính theo mức lương cơ sở là 1.150 nghìn đồng. Học sinh, sinh viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Còn lại 70% học sinh phải tự đóng, áp dụng từ 1/1/2015. Như vậy, sau khi được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% (tương đương 232.875 đồng), HSSV sẽ đóng khoảng 543.000 đồng cho 15 tháng, gần gấp đôi mức đóng của năm trước.

Ông Nguyễn Lương Sơn cho biết, năm học 2015-2016 là thời điểm đầu tiên thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Do đó, mỗi học sinh sẽ phải đóng 543.700 đồng, cao gấp đôi năm học trước. Nhưng đây là mức thu cho 15 tháng, chứ không phải 12 tháng như mọi năm. Mọi năm, học sinh mua BHYT theo năm học, từ tháng 9 năm nay sang tháng 9 năm sau. Nhưng từ năm nay, cách đóng BHYT sẽ theo năm (từ 1/1 đến 31/12). Như vậy, các học sinh phải đóng cả 3 tháng còn lại của năm 2015 và thẻ BHYT sẽ có giá trị từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2016. Tuy nhiên, chính việc thu gộp lại không được giải thích cặn kẽ trước khi tiến hành, đã khiến nhiều người lầm tưởng số tiền BHYT tăng gấp đôi.

 

Hội nghị cung cấp thông tin về BHYT cho học sinh, sinh viên chiều 16/9.
Ảnh: ĐT
 

Ông Sơn cho biết thêm, riêng việc triển khai BHYT HSSV năm học 2015-2016, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tăng cường thực hiện BHYT cho HSSV và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có thể thực hiện thu và phát hành thẻ BHYT thành nhiều đợt (3 tháng và 12 tháng, hoặc 6 tháng và 9 tháng hoặc 15 tháng...) bảo đảm từ 2016 trở đi thực hiện theo năm tài chính như quy định tại Thông tư 41.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, hiện nay hầu hết các trường đã ký hợp đồng đại lý thu BHYT (khoảng 25.425 trường học trên cả nước). Theo đó, đã có 5 tỉnh, thành phố tổ chức thu theo năm học như những năm trước; 58 tỉnh thành, phố tổ chức thu theo năm học như những năm trước trong đó có 8 tỉnh, thành phố thu một lần 15 tháng và có 50 tỉnh, thành phố kết hợp nhiều phương thức thu (6 tháng và 9 tháng, 9 tháng và 6 tháng hoặc 7 tháng và 8 tháng); một số tỉnh, thành phố thu 3 đợt (3 tháng năm 2015, 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2016).

Lý giải việc thực hiện đóng BHYT 15 tháng, ông Trần Đình Liệu - Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) cho biết: “Mặc dù Thông tư 41/2014/TTLT-BTC-BYT không quy định thu gộp 15 tháng. Nhưng do cách hiểu chưa đúng nên khi tổ chức triển khai, đơn vị BHXH và giáo dục ở tại 8 tỉnh, thành đã hướng dẫn thu BHYT gộp 15 tháng”.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bậc phụ huynh học sinh bức xúc. Điều này cũng dễ hiểu bởi kinh phí đóng góp đầu năm nhà trường của các gia đình không nhỏ. Mức đóng BHYT tăng sẽ ít nhiều gây khó khăn cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình ở nông thôn.

Theo ông Trần Đình Liệu, tham gia BHYT, HSSV được khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học. Theo đó, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đủ điều kiện được trích kinh phí để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu ban đầu cho HSSV. Mức trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng 7% tổng thu BHYT tính trên tổng số HSSV đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia BHYT (kể cả HSSV tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác). HSSV thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, nếu các em thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng; nếu HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo, ngân sách nhà nước cũng đảm bảo tối thiểu hỗ trợ 70% mức đóng. Như vậy, HSSV thuộc các đối tượng khó khăn đã được ngân sách nhà nước đảm bảo phần lớn kinh phí đóng BHYT. Bên cạnh đó, nếu HSSV là thân nhân của sĩ quan quân đội, công an cũng được nhà nước hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng. Còn lại HSSV khác cũng đang được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng. Chưa kể mức hỗ trợ này sẽ được tăng thêm khi được hỗ trợ của địa phương.

Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh, BHYT là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. BHYT HSSV là sự kết hợp toàn diện các yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho HSSV. Từ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học, tới KCB tại các cơ sở y tế. Thông qua việc tham gia BHYT, HSSV được giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái, chia sẻ khó khăn, đồng cảm với mọi người không may gặp rủi ro. Đây là điều mang tính nhân văn rất cao cả, tính xã hội rất lớn mà chúng ta đang muốn truyền cho thế hệ trẻ hiểu. Có nhiều bậc phụ huynh nói rằng con cái của họ không mấy khi phải dùng đến thẻ BHYT.

“Tôi cho rằng, đó là điều rất may mắn, bởi không ai tham gia BHYT để mong ốm đau, đi KCB. Chúng ta tham gia BHYT để khi ốm sẽ được quỹ BHYT chi trả, hỗ trợ cho kinh tế của mình để đảm bảo sức khỏe. Thông thường, khi phải nhập viện, chi phí điều trị mỗi trường hợp trung bình 4-5 triệu đồng, trường hợp bệnh nặng, điều trị dài ngày thì còn tốn kém hơn nhiều. Nếu không có BHYT, cha mẹ sẽ phải đóng 100% chi phí khám chữa bệnh. Về lâu dài, khi có bệnh thì số tiền chi phí cho điều trị sẽ cao gấp nhiều lần số tiền đóng bảo hiểm. Tới đây, khi Bộ Y tế tính đúng, tính đủ viện phí, thì giá dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ tăng, mà nếu không có BHYT sẽ phải chi trả cao hơn nữa” - Bà Minh chia sẻ.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam cũng thừa nhận, mục tiêu đến cuối năm 2015, 100% số học sinh, sinh viên (HSSV) cả nước tham gia BHYT tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn 20% số HSSV (tương đương 3,2 triệu HSSV) chưa tham gia BHYT do nhiều bất cập trong tuyên truyền và cơ chế triển khai. Mặc dù vậy, năm 2015, cơ quan BHXH đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với 44 y tế cơ quan thuộc các trường học, tương đương tuyến xã và tuyến huyện và 9 bệnh viện thuộc các trường đại học tương đương tuyến tỉnh, tuyến Trung ương. Các cơ sở khám, chữa bệnh này nhận đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu cho HSSV thuộc trường học đó và các đối tượng khác nhằm phấn đấu cuối năm 2015 có hơn 95% số học sinh và 92% số sinh viên tham gia BHYT, đạt 100% số HSSV tham gia vào năm 2016./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG