The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Bài toán việc làm cho lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19
17/11/2021 - Lượt xem: 1282
Do ảnh hưởng dịch, từ đầu tháng Sáu đến nay, nhiều lao động tại các tỉnh, thành phía Nam, trở về tỉnh Đắk Nông sinh sống; trong đó lượng lớn lao động có nhu cầu ở lại địa phương sinh sống và làm việc.

Do ảnh hưởng dịch COVID-19, từ đầu tháng Sáu vừa qua đến nay, nhiều lao động tại các tỉnh, thành phố phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… trở về tỉnh Đắk Nông sinh sống.

Trong số này, lượng lớn lao động có nhu cầu ở lại địa phương sinh sống và làm việc. Điều này đã gây sức ép không nhỏ cho địa phương trong công tác giải quyết việc làm trong thời gian tới.

Nỗi niềm của lao động về quê tránh dịch

Làm công nhân cho một công ty giày da tại Đồng Nai, thu nhập mỗi tháng của vợ chồng chị Võ Thị Hường, Tổ 2, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, chỉ hơn 10 triệu đồng. Từ đầu năm 2021, do ảnh hưởng dịch COVID-19, công ty thu hẹp sản xuất, một số phân xưởng phải tạm ngừng hoạt động, khiến gia đình chị Hường lao đao. Đầu tháng Sáu vừa qua, gia đình chị quyết định rời tỉnh Đồng Nai để về Đắk Nông sinh sống.

[Đắk Nông: Nhiều lao động quay trở lại các tỉnh phía Nam làm việc]

Chị Hường cho biết ngay sau khi hoàn thành cách ly, vợ chồng chị đi tìm việc để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, dù đã nộp hồ sơ xin việc vào một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhưng nhiều tháng trôi qua, vẫn chưa có một đơn vị nào tiếp nhận.

Hiện tại, chị Hường cùng chồng xin phụ việc cho một cơ sở gia công sắt thép trên địa bàn thành phố. Số tiền thu nhập không lớn, nhưng cũng đủ để chị có thêm điều kiện mua sắm sách vở, quần áo cho hai con.

Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Đắk Nông có hơn 20.000 người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại các tỉnh, thành phố phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều lao động thất nghiệp, bị giảm lương thậm chí mất việc phải về quê sinh sống.

Hiện tại, nhiều người lao động đang cố gắng cầm cự trong thời gian này bằng số tiền tiết kiệm hoặc tiền trợ cấp sau khi mất việc. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề khó khăn nhất chính là tìm một công việc phù hợp trong thời điểm dịch bệnh. Nhiều người phải tự xoay xở, thậm chí chấp nhận làm một công việc không phù hợp với bản thân.

Sức ép giải quyết việc làm

Theo ông Bùi Ngọc Hoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Nông, từ đầu tháng Sáu vừa qua tới nay, mỗi ngày số lượng người lao động đến trung tâm để giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tăng đáng kể. Bên cạnh việc giải quyết chế độ bảo hiểm, trung tâm đều lưu lại thông tin của người lao động, phục vụ việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Bùi Ngọc Hoa cho biết nhu cầu tìm việc làm của người lao động tại tỉnh khá lớn. Thế nhưng, thực trạng kết nối việc làm của tỉnh còn nhiều khó khăn.

Dak Nong: Bai toan viec lam cho lao dong bi anh huong dich COVID-19 hinh anh 1
Thực trạng kết nối việc làm của tỉnh Đắk Nông còn nhiều khó khăn do nhu cầu tuyển dụng lao động không lớn. (Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN)

"Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn chỉ tuyển dụng những lao động đã qua đào tạo, trong khi đó đa số lao động của địa phương là lao động phổ thông. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, bình quân mỗi năm cũng chỉ tuyển dụng khoảng 500-600 người, số còn lại được trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tự đi tìm việc tại các tỉnh, thành khác," ông Bùi Ngọc Hoa chia sẻ.

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông, hàng năm nhu cầu giải quyết việc làm của tỉnh là khoảng 18.000 lượt lao động. Tuy nhiên thực trạng kinh tế-xã hội của tỉnh chỉ đáp ứng hơn 50%. Nguyên nhân do tỉnh Đắk Nông nông nghiệp chiếm diện tích lớn, khu công nghiệp chưa phát triển mạnh. Tỉnh có khoảng 2.500 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng ngàn lao động trở về địa phương. Nhu cầu người lao động tìm kiếm việc làm có xu hướng gia tăng nhưng thị trường lao động của tỉnh hiện chỉ đáp ứng được một phần, gây sức ép không nhỏ cho địa phương trong công tác giải quyết việc làm trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết trước tình hình này, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thống kê, rà soát, điều tra nhu cầu người dân. Đối với nhóm đối tượng có nhu cầu ở lại địa phương sinh sống, làm việc và chuyển đổi nghề nghiệp, tỉnh Đắk Nông sẽ kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo nghề để người dân ổn định cuộc sống.

"Đắk Nông cũng đang kêu gọi và thu hút đầu tư các doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ có sự ràng buộc với các doanh nghiệp khi sử dụng lao động tại địa phương. Người lao động sẽ được chuyển đổi nghề nghiệp, giảng dạy, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề. Tỉnh sẽ hỗ trợ các chính sách về vật chất cũng như tinh thần để người lao động có thể ổn định cuộc sống sớm nhất," bà Hạnh chia sẻ.

Để ổn định đời sống cho người dân, nhất là người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19, tỉnh Đắk Nông cần sớm xây dựng phương án giải quyết việc làm cho người lao động. Cơ quan chuyên môn cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Đồng thời, tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, theo dõi tình trạng việc làm của người lao động để công tác dự báo và kết nối cung-cầu được nhanh chóng, chính xác./.

Theo TTXVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG