The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng và triển vọng
29/05/2015 - Lượt xem: 3836
Ngày 28/5, tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam diễn ra Hội thảo quốc gia “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng và triển vọng”.

Hội thảo đã nhận được hơn 70 tham luận của các nhà văn, dịch giả, nhà lý luận, phê bình văn học. Trong đó các tham luận tập trung phân tích, đánh giá về đội ngũ sáng tác, các hiện tượng, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi mới; nhận diện, lý giải những đổi mới trên phương diện thể loại và những thử nghiệm mới trong sáng tạo nghệ thuật; đúc rút bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận văn học thời kỳ đổi mới; dự báo khả năng phát triển của văn học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác của văn học trong thời kỳ mới…

 

Hội thảo khoa học quốc gia “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng
và triển vọng”
(Ảnh: HN)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định: So với văn học trước đây, thực tiễn sáng tác văn học thời kỳ đổi mới hiện diện và phát triển trong một không gian hoàn toàn khác. Không gian ấy mang hai đặc tính lớn của thời đại chúng ta đang sống là đổi mới và hội nhập. Văn học thời kỳ đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng, gắn liền với sự đổi mới tư duy và tinh thần đối thoại, về chiều sâu nhận thức và ý thức đổi mới diễn ngôn nghệ thuật, về sự đa dạng của các khuynh hướng và giọng điệu. Tuy nhiên, văn học thời kỳ này cũng còn nhiều hạn chế, trong đó đáng lo ngại nhất là xu hướng thương mại hóa, đơn giản trong miêu tả hiện thực, thiếu những kết tinh nghệ thuật tầm cỡ, văn hóa tranh luận còn nhiều vấn đề…

Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: Đổi mới là quy luật, động lực của sự phát triển xã hội. Đổi mới trong văn học lại có những khó khăn riêng như việc không tốn kém như xây dựng kiến trúc, giao thông, cơ sở hạ tầng nhưng khó xác định hiệu quả, kiểm định giá trị phải dựa vào hai yếu tố: thời gian và công chúng. Cái mới hình thành thường phải trải qua đấu tranh chống cái cũ, bảo thủ, lỗi thời; cái mới trong văn học thường gắn liền với thị hiếu cá nhân.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Tá, tính từ năm 2000 đến nay, nói về tình hình văn xuôi của nước ta có thể khẳng định: Hoàn cảnh sống và viết của người cầm bút dù chưa hết khó khăn, vướng cản, nhưng về cơ bản đã khác trước rất nhiều. Tiềm lực văn hóa của người cầm bút được nâng lên một cấp độ đáng kể, nhờ một loạt điều kiện thuận lợi chủ quan cũng như khách quan. Giới nghiên cứu lý luận cũng được hỗ trợ tích cực, kịp thời cho giới sáng tác bằng những thành tựu nghiên cứu của họ cũng như đã giới thiệu những tinh hoa của hệ thống lý luận văn hóa văn nghệ thế giới.

Hội thảo “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng và triển vọng” là diễn đàn để các nhà nghiên cứu và phê bình văn học trong cả nước, cùng với các nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo đánh giá lại thực trạng văn học thời kỳ đổi mới, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy nền văn học Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đúng đắn trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đóng góp tích cực hơn nữa vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG