The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Về với "Giấc mơ đại ngàn"
27/03/2021 - Lượt xem: 1663
Nhiều hoạt động bên lề Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62-2021 diễn ra trong các ngày từ 26 đến 28-3 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thực sự hấp dẫn du khách khi về với “Giấc mơ đại ngàn”.
Từ âm nhạc truyền thống
 
Thông điệp của tỉnh Gia Lai là các vận động viên, du khách đến với Phố núi Pleiku tại sự kiện thể thao quốc gia đều là những khách quý. Một đêm hội đầy cảm xúc của âm nhạc, văn hóa và sự kết nối diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết vào tối 27-3 như một lời chào đón chân tình của chủ nhà Gia Lai.
 
Chương trình nghệ thuật Đêm hội cồng chiêng có chủ đề “Giấc mơ đại ngàn” do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo Tiền Phong chủ trì thực hiện với sự tham gia biểu diễn của 2 đoàn nghệ nhân cồng chiêng ở huyện Đak Đoa, TP. Pleiku và các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San.
 
Đêm hội sẽ đưa mọi người vào một không gian Tây Nguyên huyền ảo với phần trình diễn cồng chiêng của các đoàn nghệ nhân đại diện cho 2 dân tộc Bahnar và Jrai. Các nghệ nhân sẽ tái hiện những giá trị đặc sắc của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” qua các phần trình diễn, hóa trang mang dấu ấn riêng.
 
“Giấc mơ đại ngàn” là thông điệp ý nghĩa của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62-2021. Ảnh: Minh Châu
“Giấc mơ đại ngàn” là thông điệp ý nghĩa của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62-2021. Ảnh: Minh Châu

Tây Nguyên đại ngàn, vùng đất tràn đầy cảm hứng sử thi còn được các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tái hiện qua chương trình âm nhạc, nghệ thuật đặc sắc. Nhiều tác phẩm mang âm hưởng của “vùng đất huyền ảo” được dàn dựng hoành tráng trên sân khấu lớn để phục vụ khán-thính giả.

Chương trình nghệ thuật gồm 2 phần với cảm hứng xuyên suốt “Bản sắc Tây Nguyên” và “Lời ru của núi” tái hiện đặc trưng văn hóa và sự hòa hợp giữa con người với nhiên nhiên truyền đi thông điệp mạnh mẽ: con người trong thế giới tự nhiên và tự nhiên trong lẽ sống của con người, hài hòa, nương tựa, bảo vệ lẫn nhau. Đêm hội với âm vang cồng chiêng và những ca khúc mang âm hưởng nồng nàn cao nguyên cuối cùng đưa con người về với mối giao cảm, giao hòa tự nhiên ngàn đời.

Đến ẩm thực đặc trưng
 
Vùng đất của những áng sử thi độc đáo không chỉ có gia tài đồ sộ về di sản, nghệ thuật mà còn sản sinh những giá trị đặc biệt trong kho tàng ẩm thực. Những món ăn riêng có trong ẩm thực hàng ngàn năm trên vùng đất đỏ cao nguyên được chuẩn bị chu đáo để đãi khách quý.
 
Các gian hàng ẩm thực ở khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) diễn ra từ ngày 26 đến 28-3 để giới thiệu phong vị ẩm thực cao nguyên đến du khách. Các nhà hàng, quán ăn chuyên về món ăn truyền thống địa phương đều tham gia sự kiện này với những món ăn đại diện, đặc sắc trong kho tàng ẩm thực Jrai, Bahnar.
 
Anh Phạm Ngọc Sơn (quán Nghệ nhân Ksor Hnao) cho biết: “Chúng tôi mang đến lễ hội không chỉ có gà nướng, cơm lam đặc trưng không thể thiếu trong lễ hội của người Tây Nguyên, mà còn có các món khác như: thịt heo nướng xiên, tép đùm lá chuối, lá mì xào lòng gà, ếch, bê đùm lá chuối nướng, thịt bò một nắng”.
 
Anh Sơn cho biết thêm, từ lâu, quán Nghệ nhân Ksor Hnao kinh doanh theo tôn chỉ lấy ẩm thực để quảng bá văn hóa và du lịch địa phương. Thông qua món ăn mang đến lễ hội ẩm thực, quán còn truyền đi thông điệp về sự hài hòa, cân bằng giữa con người và thế giới tự nhiên.
 
“Càng tìm hiểu sâu về ẩm thực Jrai, tôi càng nhận ra triết lý dựa vào tự nhiên của con người Tây Nguyên qua cách chế biến thức ăn trong ống nứa, các loại lá rừng mà không cần dùng đến những công cụ hiện đại”-anh Sơn chia sẻ.
 
Do đó, thông điệp “Giấc mơ đại ngàn” càng có sức nặng khi du khách thưởng thức ẩm thực trong sự liên tưởng mạnh mẽ đến mẹ thiên nhiên. Ngoài ra, gian hàng ẩm thực còn có một số món ăn đường phố để mang đến không khí hội hè cho du khách trong những ngày khám phá Phố núi.
Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: Minh Châu
Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: Minh Châu

Và quà tặng

Du khách còn có thể đem theo “Giấc mơ đại ngàn” sau khi rời Phố núi thông qua những quà tặng. Tại các gian hàng lưu niệm, mọi người có thể mua các loại đàn gió vô cùng độc đáo được các nghệ nhân sáng tạo hoàn toàn bằng tre nứa. Treo nơi thoáng gió, đàn ngân vang những âm vọng của núi rừng vô cùng thú vị. Ngoài ra, các loại tượng gỗ, nhạc cụ dân tộc thu nhỏ để khách mua về làm quà tặng.
 
Từ sự ban tặng của thiên nhiên, Gia Lai còn có những thức ngon làm quà hoàn toàn từ núi rừng như mật nhân, nấm linh chi hay mật ong rừng vừa vào tốp 100 đặc sản quà tặng (2020-2021) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) bình chọn.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG