The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Ngôi đình Gia Lai 3 lần vua ban sắc phong
27/06/2019 - Lượt xem: 1991
Đình Chí Công (thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) thờ thần Thiên Y A Na, Sơn Thần và Thành Hoàng. Công nhận công lao các vị thần đã linh ứng che chở cho con dân của mình, các vị vua nhà Nguyễn đã ban cho đình Chí Công 3 sắc phong để con cháu mai sau ghi nhớ, thờ phụng. Với những giá trị văn hóa-lịch sử to lớn đó, huyện Đak Pơ đang làm các thủ tục gửi cấp trên đề nghị xếp hạng di tích cho ngôi đình.

3 lần vua ban sắc phong

Ông Nguyễn Hữu Chinh-Trưởng ban nghi lễ đình Chí Công-cho biết: Từ năm 1911 đến 1913, đình Chí Công được các vị vua nhà Nguyễn ban sắc phong 3 lần. Đạo sắc được viết bằng chữ Hán, trên giấy sắc với họa tiết 1 con rồng lớn vờn mây, được đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo” của triều đình nhà Nguyễn.

Các sắc phong được người dân thôn Chí Công (xã Cư An, huyện Đak Pơ) gìn giữ gần như nguyên vẹn. Ảnh: N.M
Các sắc phong được người dân thôn Chí Công (xã Cư An, huyện Đak Pơ) gìn giữ gần như nguyên vẹn. Ảnh: N.M

Năm 2016, các vị bô lão trong Ban nghi lễ đình Chí Công đã nhờ người dịch nội dung các bản sắc phong. Theo đó, dịch nghĩa bản 3 (theo cách đánh dấu của bản dịch nghĩa) như sau: “Sắc cho Bình Định tỉnh, Bình Khê huyện, Chí Công thôn phụng thờ thần Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, thần có công lao to lớn che chở cho nước, bảo vệ cho dân linh ứng tỏ rõ song trước nay chưa được ban cấp sắc văn. Trẫm ngày đêm nhớ tới ơn thần phong với các mỹ tự: Hoằng Huệ, Phổ Tế, Linh Cảm, Diệu Thông Mặc Tương, Trang Huy, Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần, cho phép chuẩn theo lễ cũ thờ phụng thần hãy che chở cho con dân của ta. Kính vậy thay! Ngày 8 tháng 6 nhuận năm Duy Tân thứ năm (1911)”.

Bản 2: “Sắc cho Bình Định tỉnh, Bình Khê huyện, Chí Công thôn phụng thờ thần Thành Hoàng, thần có công lao to lớn che chở cho nước, bảo vệ cho dân linh ứng tỏ rõ song trước nay chưa được ban cấp sắc văn. Trẫm ngày đêm nhớ tới ơn thần phong là: Bảo An Chánh Trực, Hữu Thiện Đôn Ngưng, Dực Bảo Trung Hưng chi thần, cho phép chuẩn theo lễ cũ thờ phụng thần hãy che chở cho con dân của ta. Kính vậy thay! Ngày 8 tháng 6 nhuận năm Duy Tân thứ năm (1911)”.

Bản 1: “Sắc cho Bình Định tỉnh, Bình Khê huyện, Chí Công thôn thờ phụng thần Chí Công sơn đã có linh ứng trước đây có tham dự nhưng chưa được sắc phong. Trẫm ngày đêm nhớ tới ơn thần phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi thần chuẩn theo thờ phụng cũ, thần hãy bảo trợ cho con dân của ta. Kính vậy thay! Ngày 8 tháng 10 năm Duy Tân thứ bảy (1913)”.

Trải qua nhiều lần di dời, bao trận càn quét ác liệt của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hơn 100 năm qua, người dân trong làng luôn gìn giữ 3 sắc phong như báu vật linh thiêng, luôn phù hộ, che chở cho dân làng có cuộc sống ấm no, bình yên.

Đề nghị xếp hạng di tích

Về phần ngôi đình, ông Chinh cho biết thêm: “Sau 3 lần di dời và nhiều lần bị đốt phá, từ năm 1954, đình Chí Công được xây dựng ở vị trí ngày nay. Đến năm 1992, đình được xây mới và thường xuyên được trùng tu, tôn tạo”.

Dâng nén tâm nhang thành kính xin phép các thần cho mở các sắc phong, ông Đặng Xuân Hùng-Thủ sắc (người có trách nhiệm gìn giữ sắc phong) cẩn trọng mở cửa tẩm, lấy ra một chiếc hòm với lớp ngoài cùng được làm bằng tôn, kế đến là gỗ và trong cùng có 3 ống nhựa đựng sắc phong. Sau hơn 1 thế kỷ, các sắc phong vẫn được giữ nguyên vẹn, có một chút sờn ở mép góc và màu thời gian bao phủ bên ngoài. Ông Hùng chia sẻ: “Sắc phong được các cụ đi trước giữ gìn rất cẩn thận nên gần như còn nguyên vẹn. Từ ngày được một cán bộ ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định chỉ cách cuộn sắc phong bỏ vào từng ống nhựa rồi nút chặt 2 đầu, chúng tôi đã phần nào yên tâm vì không lo bị mối mọt xông, chỉ sợ hỏa hoạn”.

Được biết, định kỳ 3 năm một lần, Ban nghi lễ sẽ tổ chức lễ Khai sắc (mở sắc phong để nhân dân cùng chiêm bái). Việc này được thực hiện vào các dịp lễ cúng Quý Xuân (ngày 19-2 Âm lịch), Thu tế (19-8 Âm lịch) hoặc cúng Dinh cô (23-3 Âm lịch). Ông Chinh cho hay: Phần lễ được thực hiện trang nghiêm, Ban nghi lễ dâng những vật phẩm đặc trưng của mảnh đất quê hương để tỏ lòng tri ân các bậc tiền hiền đã có công khai lập làng, đồng thời nhắc nhở con cháu ghi nhớ truyền thống cha ông, tự hào và lưu giữ các giá trị văn hóa.

Ông Nguyễn Thanh Hiền-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ-khẳng định: Đình Chí Công là một trong những ngôi đình có nhiều sắc phong vua ban trên địa bàn huyện. Hàng trăm năm qua, người dân thôn Chí Công không những giữ gìn cẩn thận các sắc phong mà còn bảo tồn nét văn hóa cúng đình truyền thống. Với những giá trị văn hóa-lịch sử to lớn đó, huyện Đak Pơ đã làm các thủ tục, hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích cho ngôi đình.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG