The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Làng Kép 2 đẩy lùi hủ tục
26/03/2020 - Lượt xem: 2036
Thay đổi thói quen hàng ngày đã khó, thay đổi thói quen đã ăn sâu vào đời sống của cộng đồng càng khó khăn gấp bội. Chính vì vậy, Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ xóa bỏ hủ tục ma chay, cưới hỏi” ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah) đã gặp không ít thách thức. Nhưng những thay đổi tích cực diễn ra trong cộng đồng đã khẳng định sự nỗ lực của cán bộ, hội viên phụ nữ là không uổng phí.
Cũng như nhiều phụ nữ Jrai khác, cuộc sống của chị Siu Thỏi-Chủ nhiệm CLB-không tách rời khỏi phong tục, tập quán của dân tộc mình. Dù vậy, chị cũng phân biệt rất rõ đâu là những tập quán tốt tạo nên vẻ đẹp văn hóa, đâu là tập tục lạc hậu gây lãng phí, kìm hãm sự phát triển và cần phải đẩy lùi, xóa bỏ. Làm thế nào để hướng người dân thực hiện nếp sống văn minh nhưng vẫn giữ được truyền thống văn hóa là câu hỏi đặt ra khi CLB “Phụ nữ xóa bỏ hủ tục ma chay, cưới hỏi” được thành lập ở làng Kép 2. Chị Thỏi chia sẻ: “Trước đây, mỗi khi trong làng có đám cưới, đám tang thì gần như cả làng bỏ việc để ở nhà, đập trâu bò, uống rượu cùng gia đình người có đám. Mỗi đám như vậy thường kéo dài cả tuần, ăn uống rất linh đình. Không chỉ vậy, các lễ pơ thi (bỏ mả) của làng không thể tính đếm hết số lượng trâu bò của làng cũng như của các làng khác, vùng khác góp ăn chung”.
 
Chị Siu Thỏi-Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết, người Jrai theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ quyền quyết định trong gia đình. Ảnh: N.B
Chị Siu Thỏi-Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết, người Jrai theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ quyền quyết định trong gia đình. Ảnh: N.B
  
Sau 2 năm CLB được thành lập, thay đổi đáng kể nhất mà các thành viên làm được đó là đã vận động người dân rút ngắn thời gian tổ chức việc cưới, việc tang, bỏ mả trên tinh thần tiết kiệm. Chị Thỏi cho biết: “Sau thời gian dài kiên trì vận động, thời gian tổ chức việc hiếu hỉ trong các gia đình đã rút ngắn lại chỉ còn 2-3 ngày. Đặc biệt, mọi người không còn góp trâu, bò nữa, thay vào đó là tùy điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình mà góp ít tiền cho gia đình người chết hoặc mừng gia đình có con cái lấy chồng, lấy vợ. Riêng lễ pơ thi hiện nay vẫn còn mổ trâu, bò theo truyền thống nhưng không còn tổ chức dài ngày như trước, cũng không để tình trạng mất vệ sinh, ngộ độc thực phẩm xảy ra”.
 
Những tập tục lạc hậu không chỉ tồn tại ở việc ma chay, cưới hỏi mà ở nhiều vấn đề khác của xã hội như: hôn nhân cận huyết thống, tục chôn con theo mẹ, cúng bái khi có người đau ốm… Tuy nhiên, theo chị Thỏi , đến nay, phần lớn các tập tục lạc hậu đã được đẩy lùi. “Người Jrai theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ thường có quyền quyết định trong gia đình. Những năm qua, nhờ kiên trì vận động, nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt, hội họp, chị em đã ý thức hơn trong việc chung tay xóa bỏ các hủ tục trong đời sống cộng đồng. Nhiều chị em từ chỗ được vận động nay đã trở thành thành viên tích cực. Hiện CLB có trên 30 thành viên, là lực lượng nòng cốt tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng người dân xây dựng nếp sống mới, văn minh trong cộng đồng, đồng thời gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp”-chị Thỏi phấn khởi chia sẻ.
 
 Mô hình CLB “Phụ nữ xóa bỏ hủ tục ma chay, cưới hỏi” góp phần xóa bỏ nhiều hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.B
Mô hình CLB “Phụ nữ xóa bỏ hủ tục ma chay, cưới hỏi” góp phần xóa bỏ nhiều hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.B
 
Theo ông Phạm Minh Châu-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông: Xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc khó khăn, phức tạp, cần huy động nhiều lực lượng tham gia bởi các tập tục đã tồn tại lâu đời trong đời sống người dân. Ông Châu cho hay: “Chuyện giết thịt tới mấy chục trâu bò trong một đám cưới, đám chết từng là điều hết sức bình thường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước kia. Không chỉ lãng phí về kinh tế mà tình trạng thịt bị ôi thiu, dẫn đến ngộ độc tập thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vận động người dân xóa bỏ tập tục lạc hậu không phải là vấn đề ngày một ngày hai, mà phải làm từ từ theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” và phải có phương pháp thích hợp. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp, ban hành kế hoạch cụ thể huy động cả hệ thống chính trị xã vào cuộc cùng sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền. Nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ”. Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông cho biết thêm, vì phụ nữ Jrai có tiếng nói quyết định trong gia đình nên được giao cho làm lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động người dân. Các mô hình do phụ nữ thành lập nhằm chung tay đẩy lùi hủ tục được xã khuyến khích nhân rộng ra tất cả các thôn, làng chứ không chỉ riêng làng Kép 2.
 
Về hiệu quả mô hình hoạt động này, bà Phạm Thị Thúy-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pah-đánh giá: “Việc vận động hội viên, phụ nữ xóa bỏ hủ tục là nhiệm vụ quan trọng được Hội tập trung triển khai theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy. Trên địa bàn huyện đã có 2 đơn vị thành lập được CLB xóa bỏ hủ tục, mang lại hiệu quả rõ nét. Trong năm 2020, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đăng ký thực hiện, ra mắt các CLB tương tự, góp phần đẩy lùi hủ tục trong vùng dân tộc thiểu số”.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG