The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Làng Ba-na": Cẩm nang về văn hóa
26/02/2020 - Lượt xem: 2732
Tập sách “Làng Ba-na” (Pơlei Bahnar) do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phát hành với 1.600 cuốn. Đây là tập sách song ngữ Việt-Bahnar do ThS. Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cùng nhóm tác giả thực hiện. Cuốn sách dành cho những ai muốn tiếp cận các giá trị văn hóa cơ bản, đặc trưng của người Bahnar vùng Bắc Tây Nguyên.

 

 
  Bìa sách “Làng Ba-na”. Ảnh: P.L
Bìa sách “Làng Ba-na”. Ảnh: P.L
 
 
“Làng Ba-na” gồm 11 chủ đề: rừng, bến nước, nhà rông, cái gùi, bầu nước, dệt vải, cồng chiêng, hát kể sử thi, lễ thổi tai, bỏ mả và tượng mồ, hoa pơlang. Mỗi chủ đề được viết súc tích, ngắn gọn khoảng 200-250 từ bằng cả tiếng Việt và Bahnar (do Y Phon dịch), diễn đạt đơn giản, dễ hiểu nhất nhằm giúp bạn đọc có thể nắm cơ bản đặc trưng của từng giá trị văn hóa. Ở chủ đề rừng (bri), ThS. Nguyễn Quang Tuệ viết: “Dân làng chia rừng thành hai loại: rừng thiêng và rừng thường. Rừng thiêng là nơi dân làng không bao giờ chặt dù chỉ một cành cây nhỏ. Người Ba-na tin rằng đó là chốn các vị thần linh sinh sống và bảo vệ dân làng. Rừng thường là nơi dân làng có thể lấy cây về dựng nhà hay làm rẫy…”. Chiếc gùi (brong) của người Bahnar cũng được diễn đạt gần gũi, dễ hiểu: “Người Ba-na có nhiều loại gùi khác nhau. Gùi thưa thường dùng để mang củi hoặc chuối từ rẫy về. Gùi kín để đựng lúa gạo, rau, cá. Gùi có nắp cất đồ quý hoặc kim chỉ, sợi dệt để trong góc nhà. Gùi nhỏ bằng bắp chân để đeo trước ngực khi gieo hạt hoặc tuốt lúa trên rẫy…”. Chỉ với vài dòng ngắn gọn, người đọc đã có thể dễ dàng hình dung ra hình ảnh, công năng của một chiếc gùi, các công đoạn dệt vải hay ý nghĩa của bến nước, lễ thổi tai… trong đời sống của người Bahnar.
 
Trao đổi với P.V, ThS. Nguyễn Quang Tuệ chia sẻ: “Để hiểu được hết văn hóa của người Bahnar đôi khi phải đọc, nghiên cứu không chỉ hàng trăm trang sách. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm một cuốn sách phổ biến những giá trị văn hóa ấy cho mọi người, hướng đến đối tượng người đọc phổ thông, đặc biệt là các em thiếu nhi người dân tộc thiểu số. Cuốn sách này được tôi hoàn thành nội dung trong thời gian hơn 2 tháng, chắt lọc từ những tư liệu nghiên cứu dày dặn về người Bahnar vùng Bắc Tây Nguyên. Ngoài phần song ngữ Việt-Bahnar, cuốn sách cũng có thêm hình ảnh minh họa cho từng chủ đề để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan, dễ hiểu hơn”. ThS. Nguyễn Quang Tuệ hy vọng cuốn sách góp phần kích thích niềm tự hào dân tộc, đánh thức tình yêu quê hương, đất nước, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar. Đồng thời đem đến sự chiêm nghiệm, ghi nhớ cho bạn đọc là người Bahnar về văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
 
“Làng Ba-na” được tặng miễn phí cho Thư viện tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và các làng dân tộc thiểu số trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-cho hay: “Thư viện tỉnh đã nhận được 160 cuốn sách “Làng Ba-na”. Đây là tư liệu đáng quý về những giá trị văn hóa tiêu biểu của người Bahnar. Chúng tôi sẽ đưa ấn phẩm rất có giá trị này vào phục vụ bạn đọc, thực hiện lưu trữ tại Thư viện tỉnh và 15 thư viện cấp huyện”.
Theo GLO

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG