The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên qua 10 năm được UNESCO vinh danh: Được và mất gì?
24/04/2016 - Lượt xem: 4213
Đầu năm 2016, cồng chiêng Tây Nguyên tròn 10 năm được vinh danh là kiệt tác truyền khẩu và phi di sản vật thể của nhân loại. Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Cục Di sản Văn hóa, UBND các tỉnh Tây Nguyên và những người làm công tác chuyên môn vừa có dịp ngồi lại để nhìn nhận quãng thời gian ấy…

Cồng chiêng đội nón ra đi, không gian mất dần

10 năm kể từ ngày ký cam kết với UNESCO, đánh giá thực trạng chung, đại diện các tỉnh Tây Nguyên đều thừa nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng: rừng mất dần, nhà dài vắng bóng, nghệ nhân biết đánh chiêng già yếu rồi khuất núi để lại những khoảng trống vô cùng, nạn chảy máu cồng chiêng diễn ra khắp nơi khiến chiêng rời bỏ các buôn làng. Trong những nguy cơ ấy, dễ thấy nhất là tình trạng mất rừng, bê tông hóa các không gian diễn xướng đang xảy ra gần như hàng ngày ở các buôn làng Tây Nguyên.

 

Biểu diễn cồng chiêng tại Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: T.B.D
Biểu diễn cồng chiêng tại Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: T.B.D

Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa (Sở VHTT&DL Đak Lak) Bùi Văn Khôi nêu thực tế: “Người Ê Đê và M’Nông trước đây không bao giờ đưa chiêng ra khỏi nhà. Người đánh chiêng cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng. Chiêng được đánh trong ngôi nhà dài, bên bếp lửa, ghế kpan trong không gian đêm khuya và bối cảnh linh thiêng. Thế nhưng giờ đây rừng bị phá khắp nơi, nhà dài truyền thống cũng không còn nữa mà thay vào đó là nhà bê tông. Yếu tố quan trọng nhất của cồng chiêng đó là không gian nhưng không gian đã mất đi thì làm sao có thể cất lên tiếng chiêng được nữa?”.

Nhiều năm có dịp ăn ở cùng người dân ở các buôn làng, chúng tôi được chứng kiến những cuộc mặc cả và lùng tìm cồng chiêng diễn ra âm thầm ở khắp các buôn làng. Người mua cồng chiêng sử dụng đủ cách để dụ dỗ, đổi cồng chiêng bằng những vật dụng “hiện đại” như nồi cơm điện, quạt máy, đầu đĩa. Nhiều gia đình lúc khó khăn về kinh tế, có người đau ốm cần một khoản tiền lớn đều coi cồng chiêng như là cứu cánh. Họ sẵn sàng bán đi để lo đồng tiền trước mắt. Ông Bùi Văn Khôi cho biết, từ năm 1993 đến năm 2011 Đak Lak đã mất đi gần 2.000 bộ cồng chiêng, thực tế số chiêng mất đi không thống kê được có thể lớn hơn. Tình trạng buôn bán, hoán đổi cồng chiêng cũng xảy ra ở các tỉnh khác khiến vật dụng truyền thống linh thiêng mất dần.

Ngoài ra, theo Sở VHTT&DL các tỉnh Tây Nguyên, một trong những lý do khiến cồng chiêng “chảy máu” ào ạt và dần vắng bóng ở các ngôi làng là do quan niệm của người dân dần thay đổi theo đời sống. Ở nhiều buôn làng, nhiều lễ nghi, tôn giáo mới xuất hiện đã làm người dân không còn coi cồng chiêng là “vật thiêng” nữa, các lễ cúng, ngày hội truyền thống bị bỏ dần, cồng chiêng lâu ngày bị vứt chỏng chơ trên gác bếp, nằm lăn lóc dưới sàn gỗ không được dùng đến khiến chiêng mất âm dần, trở thành các vật ít có giá trị. Cục Di sản Văn hóa cho biết, đến nay ở Tây Nguyên đã có những ngôi làng thậm chí không còn một bộ cồng chiêng nào như huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai): 42 làng, TP. Pleiku: 20 làng.

Bảo tồn bằng tiền: Cần nhưng chưa đủ!

Hầu hết, đại diện các tỉnh cho rằng một trong những khó khăn lớn nhất khiến cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là thiếu kinh phí. Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng để bảo tồn được không gian văn hóa cồng chiêng không chỉ cần tiền mà quan trọng nhất là tạo được ý thức tự chủ cho mỗi người dân, mỗi cộng đồng làng.

Ông Phan Xuân Vũ-Giám đốc Sở VHTT&DL Gia Lai cho rằng dù không có tiền nhưng thực tế ở nhiều ngôi làng người dân vẫn tự duy trì, tổ chức các đội cồng chiêng, bảo tồn không gian làng cho mình để tổ chức các lễ hội, tại các lễ hội này cồng chiêng được sử dụng như một vật dụng linh thiêng không thể thiếu. “Nếu coi bảo tồn cồng chiêng chỉ cần tiền là đủ thì sẽ không ổn, tiền sẽ không bao giờ đủ, chúng ta phải biết tâm lý đồng bào ở các buôn làng, chỉ cần biết họ nghĩ gì, muốn điều gì thì sẽ có cách để bà con tự bảo tồn”-ông Vũ nói.

Cồng chiêng “chảy máu”, không gian mất dần, tập quán tín ngưỡng thay đổi, thiếu người thừa kế… những thách thức này liệu có làm cồng chiêng mất đi? Trả lời câu hỏi này, những người làm công tác bảo tồn của các tỉnh Tây Nguyên đều cho rằng văn hóa cồng chiêng sẽ không bao giờ mất đi bởi đây là giá trị tinh thần, cốt lõi văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ không mất đi mà sẽ tự nó được điều chỉnh trước môi trường xã hội. Trước đây chúng ta chỉ thấy cồng chiêng được đánh trong nhà dài, trong nhà rông hay các nghi lễ vô cùng linh thiêng nhưng giờ đây khi không còn nhà dài nữa thì người ta vẫn sử dụng chiêng. Ví dụ như làm lễ cúng sức khỏe cho voi, đưa tang, thậm chí là dùng trong… đám cưới. Cũng có thể lạc quan tin rằng đây là một sự biến đổi theo môi trường, điều kiện xã hội”-một đại diện ngành Văn hóa tỉnh Đak Lak nói. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên cho rằng không nên đặt nặng vấn đề biến thể của không gian văn hóa cồng chiêng mà phải tập trung làm công tác bảo tồn theo như nguyên trạng sẵn có, với sự hiểu biết và tinh thần trách nhiệm cao nhất có thể.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG