The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Khám phá văn hóa độc đáo của người Mơ-nâm
09/07/2017 - Lượt xem: 2166
Là một nhánh của dân tộc Xê-đăng, người Mơ-nâm chủ yếu cư trú tại huyện miền núi Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tập tục văn hóa, ẩm thực khác lạ so với các dân tộc bản địa đã làm nên những nét độc đáo của người Mơ-nâm.

Mặc dù du lịch vẫn chưa phải là thế mạnh của huyện Kon Plông nhưng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mơ-nâm tại đây là một trong những điểm thu hút du khách trong hành trình khám phá Kon Tum, vùng đất đại ngàn. Những nét độc đáo ấy chính là nhạc cụ truyền thống tà vẩu, ẩm thực mắm giố, cấu trúc nhà lúa…
 

Những chiếc ghè cổ tại nhà già A Nay.                                                                                          Ảnh: H.Đ
Những chiếc ghè cổ tại nhà già A Nay. Ảnh: H.Đ

Già A In, già làng Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông vui vẻ đưa chúng tôi đi khám phá một vài nét văn hóa đặc trưng của người Mơ-nâm, đầu tiên là nhà lúa. Cấu trúc nhà lúa của người Mơ-nâm cũng tương tự như nhà sàn, chỉ có điều được thu nhỏ lại để đựng vừa những bao lúa mới gặt, thực phẩm dự trữ hay hạt giống chờ đến mùa vụ sau. Nhà lúa được bà con cất ngay cạnh nhà sàn lớn để tiện việc lấy lúa và bảo vệ. Điều đặc biệt là các cột nhà lúa được bà con Mơ-nâm bọc tôn trơn, tránh việc chuột, sóc theo chân cột leo lên phá hoại. Tùy theo lượng lúa thu hoạch của từng gia đình mà mỗi nhà có từ 2 đến 3 nhà lúa.

Tiếp đó, già A In đưa chúng tôi đến thăm một gia đình trong làng đang làm món đặc sản mắm giố. Mới đến đầu ngõ, mùi cơm gạo rẫy đã bay phảng phất. Ông A Lễ, làng Kon Chênh đon đả mời khách ngồi và xin phép tiếp tục công việc đang dở dang với lý do nếu để ruồi nhặng bâu vào, mắm giố có thể bị hỏng. Chủ nhà cho biết, mắm giố được làm chủ yếu từ thịt heo hoặc thịt trâu, cũng có khi là cua, cá. Thịt tươi được thái nhỏ miếng vừa ăn, nếu là cua cá thì cũng đem rửa sạch, để ráo nước. Nấu chín gạo rẫy, đem trải đều lên nia, đến khi cơm gần nguội thì cho thịt hoặc cá, cua vào trộn đều, không cho thêm bất kỳ gia vị gì. Sau đó, cho hỗn hợp này vào ghè, bọc kỹ lại bằng lá chuối hay ni lông. Nếu làm từ thịt trâu, heo thì khoảng 1 tháng mới ra ăn được, còn nếu làm từ cá suối thì khoảng nửa tháng, làm từ cua thì chỉ cần khoảng 1 tuần. Mắm Giố làm đúng cách phải có mùi chua của gạo lên men, mùi thum thủm của thịt, cá ủ lâu ngày. Trước khi ăn, mắm giố được nấu chín lại để ăn chung với cơm, cũng có thể nấu canh chung với rau rừng, rau lang, rau dớn… Ông A Lễ cho biết: “Nếu chưa ăn bao giờ, có người sẽ khó chịu vì mắm giố rất nặng mùi nhưng nếu ăn được thì sẽ ghiền luôn, ngon lắm, đặc sản của người Mơ-nâm đấy”.

Chia tay với món đặc sản mắm giố, chúng tôi được già A In dẫn bộ leo dốc đến nhà ông A Nay, năm nay đã 75 tuổi. Ông hiện đang sở hữu gần 40 chiếc ghè, ché các loại, trong đó có nhiều ghè cổ rất có giá trị. Ông cho hay, theo tập tục của người Mơ-nâm, những bộ chiêng quý, những chiếc ghè cổ… chính là minh chứng cho tiếng tăm, sự giàu có của một gia đình, họ tộc. Theo ông A Nay, bà con người Mơ-nâm tại Kon Plông vẫn thích sống trong nhà sàn, các lễ hội đều được tổ chức dưới mái nhà rông truyền thống. Ngoài ra, họ còn duy trì được các đội cồng chiêng và lưu giữ được nhiều bộ cồng chiêng quý trong cộng đồng.

Thêm một nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng núi Kon Plông này là chiếc tà vẩu, một loại nhạc cụ truyền thống. Tà vẩu được làm từ đốt nứa già, 2 đầu thanh nứa để rỗng, lấy sáp ong bịt kín một đầu; phần giữa thân nứa, người chế tác nhạc cụ đục một khe nhỏ hình chữ nhật rồi dùng sáp ong gắn vào đó một nan nứa mỏng và nhỏ (lưỡi tà vẩu) để tạo âm thanh. Âm thanh phát ra nghe réo rắt vui tai, hòa quyện cùng tiếng cồng chiêng như nhạc khúc núi rừng. Tà vẩu được xem như “gia vị” chính trong lễ hội cồng chiêng của người Mơ-nâm, nếu không có tiếng và vẩu thì xem như mất đi một nửa phần hồn. Tà vẩu còn được dùng để thổi đệm trong các nhạc khúc hát giao duyên của nam nữ người Mơ-nâm.

Cái đáng quý là đến nay những nét văn hóa đặc trưng của người Mơ-nâm tại Kon Tum hầu như còn nguyên vẹn. Và còn rất nhiều những điều thú vị đang đón đợi du khách một lần đến để tìm hiểu, khám phá.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG