The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn
21/07/2020 - Lượt xem: 1917
Đây là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

 

Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ bên ngoài. 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch COVID -19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011 – 2020.

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó, việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết, để tạo điều kiện cho TCTD hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.

Đề xuất 2 phương án

Đối với tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% kể từ ngày 01/10/2020 theo lộ trình tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, do áp lực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm. Do đó, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, CQTTGSNH thấy rằng có thể xem xét lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn theo 02 phương án như sau: (i) Lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 06 tháng; (ii) Lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 01 năm. Cụ thể 2 phương án được đề xuất như dưới đây:

i) Phương án 1:

“ Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2021: 40%;

b) Từ ngày 01 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022: 37%;

c) Từ ngày 01 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023: 34%;

d) Từ ngày 01 tháng 4 năm 2023: 30%”.

ii) Phương án 2:

“Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 40%;

b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 37%;

c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023: 34%;

d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2023: 30%”.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Chinhphu

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Tài liệu ôn thi nâng ngạch
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG