The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Góp ý dự thảo Luật tổ chức Toàn án nhân dân
15/05/2014 - Lượt xem: 3699
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2002; Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011); Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2002 là những văn bản pháp lý chủ đạo thể chế hóa các quan điểm của Đảng về công tác Tòa án, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về Tòa án nhân dân, quy định cụ thể về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, quy định về chế định Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.

Ảnh minh họa (internet)

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 và 02 Pháp lệnh nêu trên, hệ thống tòa án đã từng bước được kiện toàn, phát triển cả về tổ chức và hoạt động; đội ngũ thẩm phán, hội thẩm, cán bộ, công chức Tòa án được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất của ngành tòa án đã có bước cải thiện nhất định tạo điều kiện để ngành tòa án hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với công tác Tòa án. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và 02 Pháp lệnh cũng cho thấy tổ chức và hoạt động của các Tòa án nhân dân ở nước ta đang chứa đựng, bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập, đặc biệt là những vấn đề về mô hình tổ chức hệ thống tòa án nhân dân, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của tòa án, cơ cấu tổ chức bộ máy của tòa án từng cấp; về thẩm quyền của tòa án nhân dân, tòa án quân sự, các quy định về thẩm phán, hội thẩm, về chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán và cán bộ, công chức tòa án và về các điều kiện bảo đảm hoạt động của tòa án, nhất là trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay.

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân là rất cần thiết và hiện nay Tòa án nhân dân tối cao đang chuẩn bị trình dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) trong kỳ họp tới của Quốc hội. Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) lần này đã có những điều chỉnh, bổ sung rất cơ bản, trong đó: Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; nhất thể hóa Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa những quy định còn phù hợp của các văn bản pháp luật nêu trên; đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tổ chức và hoạt động của tòa án, về chế định thẩm phán ... Qua nghiên cứu bản dự thảo Luật, bản thân  tôi cơ bản thống nhất với bố cục và nội dung của dự thảo Luật, trong phạm vi bài viết này tôi xin được góp ý thêm một số vấn đề cụ thể như sau:

Một là, về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân (quy định tại Điều 2). Quan điểm của bản thân đề nghị cần xem xét, chỉnh sửa lại điểm d Điều 2: “Kiểm tra, kết luận tính hợp pháp và có căn cứ của các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”. Quy định này sẽ tạo ra mối quan hệ kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm cho các hoạt động tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc quy định như vậy là chưa rõ ràng, cơ chế kiểm tra của tòa án đối với các cơ quan tiến hành tố tụng là như thế nào (đối với thi hành án thì có thể đảm bảo được vì thi hành án là hoạt động được thực hiện khi có bản án, quyết định của tòa án, nhưng đối với cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân việc kiểm tra của tòa án sẽ thực hiện như thế nào?), cơ chế để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các kết luận kiểm tra của tòa án. Mặt khác, việc quy định như vậy có dẫn đến tình trạng “lấn sân” chức năng của viện kiểm sát không?

Mặt khác, đề nghị bỏ đoạn: “Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác” - khoản 3 Điều 2. Vì xét trên khía cạnh thực tế, bằng hoạt động xét xử của mình Toà án đã góp phần rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật (đây là kết quả rất cụ thể và mặc nhiên mà tòa án đã thực hiện), nhưng đây không phải là chức năng của tòa án mà là chức năng của Hội đồng giáo dục phổ biến pháp luật, Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương và rất nhiều cơ quan liên quan. Mặt khác, việc quy định như vậy cũng không thể hiện tính “bắt buộc”, nên không cần thiết phải quy định trong Luật.

Ngoài ra, đề nghị cần xem lại một số chức năng khác của tòa án cho phù hợp (vì thực chật đó là những nhiệm vụ bổ sung, được thực hiện trong quá trình hoạt động của tòa án, còn chức năng chính của tòa án là xét xử).

Ví dụ: “Tham gia ý kiến về tính hợp hiến, hợp pháp của các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Theo quy định này thì tất cả các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đều phải có ý kiến của tòa án.

Hai là, về tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm trong Tòa án nhân dân, theo quan điểm cá nhân chọn Phương án 1 - tức là tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Để đảm bảo sự tập trung, gọn nhẹ, hiệu quả (hiện có nhiều tòa cấp huyện có số lượng án rất ít nhưng cũng phải tổ chức một bộ máy quản lý như các tòa án khác), bảo đảm đúng theo tinh thần cải cách tư pháp và Kết luận số 79-KL/TW.

Ba là, về vấn đề án lệ (quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12), bản thân cho rằng án lệ là vấn đề mới, do hệ thống pháp luật nước ta theo hệ thống dân luật (dựa trên hệ thống văn bản pháp luật), không theo hệ thống thông luật (common law) từ trước đến nay tòa án luôn áp dụng hệ thống pháp luật đã ban hành để xét xử các vụ án, “án lệ” chưa trở thành cơ sở pháp lý để giải quyết các vụ án (các văn bản hướng dẫn của tòa án cấp trên chỉ mang tính tham khảo là chủ yếu), do đó việc áp dụng án lệ cần phải được cân nhắc, nghiên cứu kỹ. Tuy hiện nay chưa có quy định, nhưng thời gian qua các tòa án cấp dưới khi xét xử những vụ án phức tạp, chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật cũng đã được các tòa án cấp trên hướng dẫn, “cho ý kiến thỉnh thị” và cũng đã được vận dụng. Do đó, trước mắt chỉ nên quy định Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các tòa cấp dưới bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật là phù hợp với Hiến pháp.

Bốn là, về các ngạch Thẩm phán (quy định tại Điều 51). Tuy phương án nào trong cơ cấu ngạch thẩm phán cũng có những ưu điểm, những hạn chế nhất định nhưng việc giải thích như trong Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao là chưa có sức thuyết phục cao.

Ví dụ: “Việc định ra chức danh “Thẩm phán sơ cấp”, “Thẩm phán trung cấp” ít nhiều tạo ra sự hiểu sai về trình độ, năng lực của Thẩm phán, ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin và sự tín nhiệm của người dân đối với các Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp dẫn đến nhiều bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáoít nhiều tạo ra sự hiểu sai về trình độ, năng lực của Thẩm phán”. Vấn đề khi xét xử của thẩm phán không phải người dân hiểu sai về trình độ, năng lực của thẩm phán mà là vấn đề thẩm phán có xét xử đúng pháp luật hay không. Do đó, việc xét xử không phụ thuộc vào việc thẩm phán đó là thẩm phán trung cấp hay sơ cấp mà là năng lực xử lý vụ án, nên không thể cho rằng việc kháng cáo nhiều là do thẩm phán trung cấp hay sơ cấp (thẩm phán trung cấp hay sơ cấp năng lực yếu là khi thực bổ nhiệm chưa thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy trình). 

Do đó, theo quan điểm của bản thân đề nghị giữ nguyên các ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp như quy định hiện hành và bổ sung thêm ngạch thẩm phán cao cấp để phân biệt rõ năng lực, trình độ của các thẩm phán. Bởi quy định như hiện nay vừa phù hợp với ngạch bậc công chức hiện nay, vừa phù hợp với thực tiễn, tạo động lực để thẩm phán phấn đấu, khi thẩm phán đó đạt đủ tiêu chuẩn thì có thể thi nâng ngạch; bên cạnh đó cần gắn chế độ chính sách với ngạch thẩm phán (việc quy định ngạch thẩm phán chung sẽ không tạo ra động lực vì thẩm phán nào cũng như thẩm phán nào). Bên cạnh đó, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cần nghiên cứu để xây dựng các tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán, cũng như thẩm phán sơ, trung, cao cấp và các chế độ, chính sách cho phù hợp.

Năm là, về vấn đề thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên, vấn đề này đề nghị cần nghiên cứu thêm, vì lý do của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra là chưa thật sự hợp lý. Các vụ án liên quan đến gia đình và người chưa thành niên chưa nhất thiết phải thành lập tòa chuyên trách, mà Tòa án nhân dân tối cao cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế để bố trí thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án liên quan đến các đối tượng này (thành lập tòa chuyên trách nhưng không có thẩm phán chuyên trách am hiểu các vấn đề này thì cũng không thể mang lại hiệu quả - điều quan trọng hiên nay chúng quá chú ý đến mô hình, cách làm nhưng chưa thật sự chú ý đến người thực hiện).

 

Trọng Giáp

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG