The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kết quả 5 năm thực hiện Quyết định 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015
16/02/2016 - Lượt xem: 3511
Gia Lai là một tỉnh miền núi Bắc Tây Nguyên, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia khoảng 90 km, tổng diện tích 1.553.693,32 ha với dân số trên 1,3 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em sinh sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 44,7%). Toàn tỉnh hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, 222 đơn vị hành chính cấp xã với 2.161 thôn, làng, tổ dân phố. Dân cư phân bố không đồng đều, mặt bằng dân trí thấp, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; các lĩnh vực ngành nghề phát triển còn chậm, quy mô nhỏ lẻ, thủ công, chậm áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phần lớn lao động chưa qua đào tạo... Đây là trở ngại lớn để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh.

Xuất phát từ thực trạng trên, những năm qua, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chú trọng triển khai các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh; xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nền tảng quyết định sự thành công của công cuộc cải cách hành chính, đáp ứng mục tiêu nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, sau khi có Quyết định số 1374/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 và các văn bản triển khai của Bộ Nội vụ, ngày 16 tháng 12 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 837/QĐ-UBND về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 877/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 12 năm 2011 về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2020 và hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh để tổ chức thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được tổ chức triển khai thực hiện một cách thuận lợi, đúng quy định, qua đó đã góp phần làm chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Về kinh phí đào tạo, hàng năm ngoài nguồn kinh phí của Trung ương phân bổ để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công các xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bằng nguồn kinh phí của tỉnh. Riêng cán bộ, công chức cấp xã đi học còn được hỗ trợ một phần tiền ăn (40.000 đồng/người/ngày)...

Sau 5 năm (2011 - 2015) thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 837/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đạt được kết quả khả quan, cụ thể:

Ở cấp xã: Mở mới 27 lớp đào tạo (đại học và trung cấp) cho 1.691 cán bộ, công chức; 22 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 1.506 lượt học viên; bồi dưỡng chức danh và cập nhật kiến thức chuyên môn cho 3.295 lượt cán bộ công chức; 67 lớp bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cho 5.538 học viên và các lớp bồi dưỡng khác như tin học, ngoại ngữ trình độ A, B...

Ở cấp tỉnh, huyện: Đến nay, số cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, huyện) có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên là 20.838 người (đạt 69,2%); cử 281 cán bộ, viên chức đi đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (đạt tỷ lệ 0,93%) trên tổng số cán bộ, viên chức toàn tỉnh; 71 người đi bồi dưỡng kinh thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên cao cấp, 24 người bồi dưỡng chương trình Chuyên viên chính tại các cơ sở đạo tạo. Đồng thời, mở 04 lớp bồi dưỡng chương trình Chuyên viên chính tại tỉnh cho 294 học viên; mở 15 lớp tại tỉnh bồi dưỡng kiến thức quản lý chương trình Chuyên viên cho 1.124 lượt học viên; các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Barnar cho hơn 1.355 lượt học viên...

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015 được các cấp, các ngành quan tâm và có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn công chức... phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác, gắn liền với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ. Đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như Trường Chính trị tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng Chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên... cũng được tỉnh quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó mà chất lượng của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao, số  lượng giảng viên có trình độ sau đại học tăng lên đáng kể, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng được đầu tư nâng cấp, mua mới... nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng thực tiễn và các hoạt động khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn có những mặt hạn chế như: Phương thức đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp; nội dung chưa chú trọng vào bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành và ít gắn liền với chức trách, nhiệm vụ theo từng loại công chức; chưa khuyến khích được tính chủ động, tích cực của người học. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự đồng bộ, còn bất cập trong phương pháp thực hiện. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa đủ mạnh, cơ sở vật chất còn thiếu. Đội ngũ giảng viên và báo cáo viên của địa phương còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa cao so với yêu cầu đặt ra.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện các giải pháp: Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống thể chế; đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.

Hoa Mai

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG