The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đánh giá cán bộ gắn với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
19/12/2016 - Lượt xem: 4391
Trong các khâu của công tác cán bộ “đánh giá” được xem là khâu tiền đề, cơ sở, có ý nghĩa quan trọng, là việc làm thường rất khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu. Nó có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, là con đường giúp cán bộ ngày càng hoàn thiện.

Nếu đánh giá đúng bố trí đúng người, đúng việc làm nhân thêm sức mạnh của tổ chức, cán bộ phát huy được sở trường, phẩm chất, năng lực của mình. Ngược lại nếu đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng sai gây ra tâm tư, thắc mắc, ân oán, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm mai một động lực phấn đấu, phát triển. Làm mất lòng tin, thui chột tài năng của cán bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân cán bộ và tổ chức.

Với ý nghĩa quan trọng như trên trong thời gian qua việc đánh giá cán bộ đã đã có những bước chuyển biến mới và đạt nhiều kết quả khả quan như: Việc đánh giá đã được đổi mới theo hướng mở rộng dân chủ hơn, nội dung đánh giá và quy trình đánh giá cũng đã sát hơn với từng nhóm cán bộ khác nhau.

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới, những quan hệ xã hội - chính trị - kinh tế trở nên hết sức phức tạp và tăng lên gấp bội so với các giai đoạn cách mạng trước đây. Chính sự tác động đó đã làm thay đổi sâu sắc hệ thống quan hệ xã hội cũng như các ý thức xã hội. Đặc biệt, các thế lực thù địch ra sức chống phá, chúng dùng chiến lược “diễn biến hòa bình” tập trung đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào Cương lĩnh, đường lối, vào nguyên tắc tổ chức của Đảng, và đặc biệt là vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chúng ra sức kích động chia rẽ Đảng với Nhà nước, với lực lượng vũ trang và nhân dân.

Bên cạnh đó, từ trong chính nội bộ các biểu hiện về thiếu tu dưỡng, thiếu rèn luyện, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện về “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp cũng làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Ở một góc độ khác thì việc đánh giá vẫn còn được nhận định là khâu bộc lộ nhiều mặt yếu kém: Ở một số nơi khâu đánh giá cán bộ còn chưa được đề cao, chú trọng, nhiều khi còn hình thức, qua loa. Trong đánh giá có tình trạng nể nang, nâng đỡ, cục bộ, bè cánh…, tư tưởng dĩ hòa vi quý, dễ người dễ ta và những biểu hiện xuề xòa còn diễn ra làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ có phần giảm sút, làm trì trệ bộ máy lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” Đảng ta đã có những nhận định: “Trong thời gian qua việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI có một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao”. Trong đánh giá các tiêu chí còn chung chung, khó định lượng, hiệu quả công việc là căn cứ chính để đánh giá nhưng lại chưa đưa ra được những tiêu chí quan trọng, cụ thể để xác định các mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trên từng lĩnh vực; chưa phân định được thành tích hoặc hạn chế của cá nhân với tập thể dẫn đến đánh giá hoặc phân định trách nhiệm chưa rõ ràng.

Tình hình trên đang đặt ra cho khâu đánh giá cán bộ nhiều vấn đề trong việc quyết định xây dựng chất lượng đội ngũ thực sự cho bộ máy Nhà nước. Một trong số những nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ sự yếu kém trong khâu đánh giá cán bộ, cụ thể là việc “đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ”. Công tác đánh giá cán bộ chưa có chiều sâu, chưa nhận diện hết những biểu hiện thiếu tu dưỡng, thiếu rèn luyện, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, “tự chuyển hóa”, chưa gắn đánh giá cán bộ với những sát hạch thường ngày, vào công việc được giao và vị trí việc làm. Và chính những biểu hiện về “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Điều đó rất nguy hại cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, tận tâm mẫn cán đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Do đó, gắn đánh giá đội ngũ cán bộ với những quan điểm của Nghị quyết trung ương 4 khóa XII là việc làm cần thiết. Mục tiêu chung của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là“Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng”1].

Với tinh thần đó, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác đánh giá cán bộ. Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả trong khâu đánh giá, để lựa chọn đội ngũ cán bộ đáp ứng với tiêu chuẩn chức danh và nhiệm vụ đảm nhận.

Thứ hai: Việc đánh giá cần phải dựa vào tiêu chuẩn của vị trí đảm nhận, lấy hiệu quả hoạt động thực tế của cán bộ làm cơ sở chính trong đánh giá. Hiệu quả lao động thực tế phải làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ để đánh giá. Đại hội XII Đảng khẳng định: “Có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ”.

Thứ ba: Trong quá trình đánh giá cần đảm bảo đúng quy trình, thực hiện dân chủ rộng rãi, nhất quyết đảm bảo đúng các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể.

Mỗi cán bộ họ là một thành viên của một tập thể, một cộng đồng, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với nhau nên cũng có rất nhiều mối quan hệ. Do đó, bên cạnh ý kiến nhận xét của cán bộ lãnh đạo, quản lý, của cơ quan tham mưu, còn phải coi trọng ý kiến của tập thể cán bộ và ý kiến của đông đảo quần chúng. Mở rộng tính dân chủ rộng rãi còn là phương pháp đánh giá cán bộ sát thực, hiệu quả, tăng lòng tin đối với quần chúng đối với đội ngũ cán bộ.

Khi đánh giá cán bộ phải xem xét, nhận định giá trị (đạo đức, năng lực, xu hướng phát triển) cán bộ đúng như những gì họ có, phải tôn trọng sự thật, không cảm tính, không định kiến, không phiến diện khi nhận định, đánh giá. Việc đánh giá cán bộ thực ra cũng là việc do con người (dù là theo nguyên tắc tập trung dân chủ) đánh giá con người. Mà đã là con người thì ai cũng có những tình cảm riêng, các mối quan hệ riêng (tính tình, sở thích, họ hàng, bè bạn…). Đó là lẽ bình thường, là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận. Vì vậy, cần phải đề ra các chuẩn mực nhất định. Đó là căn cứ khách quan, mà đã là khách quan thì người (hoặc tập thể) khi đánh giá cán bộ phải phục tùng, vượt qua tình cảm riêng, quan hệ riêng.

Khi đánh giá cần nhìn nhận bao quát, xem xét trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện nay càng cụ thể bao nhiêu, càng đảm bảo đánh giá chính xác, hiệu quả bấy nhiêu. Cụ thể trong từng hoạt động, hành động, từng kết quả lao động trong thực tiễn, cụ thể trong từng việc làm, biểu hiện để nhận định, phán xét. Coi trọng sát hạch thường ngày khi đó kết quả nhận định cuối cùng sẽ khách quan và toàn diện hơn.

Đánh giá cán bộ là cả một quá trình nhìn nhận khách quan, không thể lấy một kết quả, một hoạt động của một giai đoạn, một thời kỳ nhất định mà làm căn cứ đánh giá cho cả một giai đoạn dài, do vậy đánh giá cán bộ cần đảm bảo tính lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa, tư tưởng của con người cũng biến hóa, vì vậy cách xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa…Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau, có người lúc cách mạng lên cao thì hăng hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang…''.

Thứ năm: Cần nhận diện đúng đắn các biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống cùng những biểu hiện “tự diễn  biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Kịp thời xây dựng nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá sát nhất đối với cán bộ ứng với mỗi vị trí việc làm, yêu cầu công việc được giao. Trong quá trình đánh giá cũng cần phải rút ra được những mặt ưu điểm, hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm đó để cán bộ nổ lực hoàn thiện.  

Thứ sáu: Mạnh dạn áp dụng những giải pháp trong đánh giá sử dụng cán bộ gắn với những giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 đó là: “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu”.

Ngoài ra, “Hằng năm hoặc khi chuẩn bị đề bạt, luân chuyển, điều động công tác đối với cán bộ, tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ chức và cán bộ, đảng viên là: chương trình hành động của tập thể và cá nhân; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; tự phê bình và phê bình; sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”2] ./.

Lê Thị Tình

Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

Trường Chính trị tỉnh Gia Lai

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, BCH TW Đảng khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

4. Kết luận Hội nghị trung ương 9, khóa X sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII.

__________

[1] Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCH TW Đảng khóa XII.

[2] Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCH TW Đảng khóa XII.

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG