The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ phạt đến 100 triệu đồng
07/06/2019 - Lượt xem: 1938
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Theo đó, Bộ đề xuất phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

 

 

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mức phạt cao nhất từ 40 – 50 triệu đồng được đề xuất áp dụng với những cá nhân có hành vi vi phạm sau: Hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy phép theo quy định; hành vi đầu tư xây dựng và khai thác mạng lưới trạm định vị vệ tinh khi chưa được phê duyệt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ; hành vi phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần cá nhân.

Dự thảo cũng đề xuất mức xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung của giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; hoạt động đo đạc và bản đồ khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn. Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Hành nghề đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề; hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp. Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 3 - 6 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; tịch thu chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; buộc tháo dỡ trạm định vị vệ tinh khi chưa được phê duyệt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP; buộc hủy bỏ số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ do thực hiện hành vi vi phạm mà có; buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ; buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ không chính xác, sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc thực hiện việc giao nộp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ đúng quy định…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG