The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
29/12/2014 - Lượt xem: 2391
Chiều 29/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng họp phiên thứ 6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chủ trì.

 

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Phiên họp - Ảnh: HH


Tại Phiên họp lần này, Ban Chỉ đạo thảo luận, cho ý kiến vào các dự thảo: Báo cáo của Ban Chỉ đạo về tình hình, kết quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015; Báo cáo kiểm điểm kết quả hoạt động năm 2014 của Ban Chỉ đạo; Chương trình công tác trọng tâm năm 2015 của Ban Chỉ đạo; Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp tại một số địa phương; Báo cáo kết quả kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại một số bộ, ngành Trung ương; Báo cáo kết quả, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử và khó khăn, vướng mắc của 16 vụ án, 4 vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Chuyển biến toàn diện trong công tác PCTN

Báo cáo của Ban Chỉ đạo nêu rõ: Năm 2014, mặc dù tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng, nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, công tác PCTN được triển khai tích cực trên một số mặt. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tuyên truyền, giáo dục về PCTN; thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng; cải cách hành chính; vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, báo chí và nhân dân trong PCTN. Các cơ quan chức năng đã tích cực, chủ động, kiên quyết hơn trong phát hiện, xử lý tham nhũng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được đẩy nhanh hơn; việc áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cho hưởng án treo, đình chỉ vụ án, bị can giảm nhiều so với năm 2013; một số vụ án lớn được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTN vẫn còn những hạn chế trong việc khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật; việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp; kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng chưa tương xứng với tình hình; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp; vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tính gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong công tác PCTN chưa cao; quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nhiều lúc chưa chặt chẽ…

Nhiều hoạt động cụ thể, nổi bật của Ban Chỉ đạo

Về hoạt động của Ban Chỉ đạo, kế thừa, phát huy những kết quả đạt được của năm 2013, trong năm 2014, Ban Chỉ đạo đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các hoạt động trong năm 2014 của Ban Chỉ đạo có tính bao quát, toàn diện hơn. Hầu hết những nội dung quan trọng trong Chương trình công tác trọng tâm năm 2014 của Ban Chỉ đạo đã được thực hiện nghiêm túc và hoàn thành theo kế hoạch. Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo và các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục được điều chỉnh phù hợp hơn. Nhiều Thành viên Ban Chỉ đạo đã dành thời gian trực tiếp đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác PCTN. Ban Chỉ đạo đã thực hiện đúng nguyên tắc là không buông lỏng sự lãnh đạo, những cũng không làm thay các cơ quan chức năng; tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng chủ động thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động của Ban Chỉ đạo đã tác động đến vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong PCTN rõ hơn và từng bước được nâng lên; các cơ quan chức năng đã tích cực, chủ động, kiên quyết hơn trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo quan tâm, tăng cường phối hợp trong chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; từng đồng chí chủ động lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.

Năm 2014, Ban Chỉ đạo thành lập 4 đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp tại 8 tỉnh (46 cơ quan, đơn vị trực thuộc); phân công 7 đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại 7 bộ, ngành Trung ương (59 cơ quan, đơn vị trực thuộc).

Qua kiểm tra, giám sát, các Đoàn công tác và các Thành viên Ban Chỉ đạo đã ghi nhận những kết quả đạt được của các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị chức năng; nắm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tram điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; chỉ ra những mặt còn hạn chế, đồng thời kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, đơn vị khắc phục những hạn chế trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kiến nghị chỉ đạo xử lý đối với một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm xảy ra ở địa phương, bộ, ngành. Việc Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp là cần thiết, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo; ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng được dư luận xã hội quan tâm; đây là một chủ trương đúng của Bộ Chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Qua thảo luận, các Thành viên Ban Chỉ đọa đều thống nhất đánh giá việc kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN của Ban Chỉ đạo là thiết thực, có tác dụng trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN; nhất là việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Do vậy, trong thời gian tới việc kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN sẽ được xác định là công việc thường xuyên, là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo.

Tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo được đẩy nhanh hơn. Một số vụ án tiếp tục được mở rộng điều tra cả về hành vi và đối tượng, được đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Từ 16 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Cơ quan điều tra các cấp đã điều tra, khởi tố mới một số vụ án, nâng tổng số các vụ án đã khởi tố, điều tra là 21 vụ án.

 

 Toàn cảnh Phiên họp - Ảnh: HH


Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác PCTN

Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo thống nhất đề ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác PCTN và 5 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo trong năm 2015. Trong đó sẽ tiếp tục thực hiện kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại các bộ, ngành, địa phương được phân công theo dõi, phụ trách, đồng thời đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các Đoàn công tác tại một số địa phương, bộ, ngành; tham gia phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc lựa chọn nhân sự cho đại hội đảng các cấp (nội dung về công tác PCTN).

Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Năm 2014, công tác phòng chống tham nhũng đã có chuyển biến tích cực. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoạt động bài bản, khá toàn diện, đồng thời chú ý một số khâu trọng điểm, một số việc khó. Cụ thể là chú ý cả công tác xây dựng thể chế, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng, đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án, vụ việc liên quan đến phòng chống tham nhũng; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được đẩy nhanh hơn; án treo, đình chỉ vụ án, bị can giảm nhiều so với trước... và đã có tác động tốt, được dư luận nhân dân đồng tình. Công tác tuyên truyền đã phát huy tác dụng, tạo dư luận xã hội đấu tranh phòng chống tham nhũng, góp phần ngăn ngừa, răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo. Các ngành, các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ hơn.
 
Việc Ban Chỉ đạo thành lập 4 đoàn kiểm tra ở 8 tỉnh, 7 đoàn kiểm tra ở các bộ, ngành Trung ương đã mang lại hiệu quả tích cực, sắp tới cần tiếp tục làm, mở rộng ra. Việc kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại một số cơ quan, tổ chức ở Trung ương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án lớn được đẩy nhanh, bảo đảm khách quan, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, có sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

Tổng Bí thư nêu rõ, những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng cũng đã được các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo phân tích để rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong năm tới. Bước sang năm 2015 là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tổng kết nhiệm kỳ, chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ mới, nhiều vấn đề đặt ra, ngoài những mặt tích cực, cần nhìn nhận rõ những hạn chế, khắc phục cho được tiêu cực, hạn chế trong Đảng, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh phức tạp, khó khăn, phải tiến hành lâu dài, kiên trì, kiên quyết, cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan chức năng.

Tổng Bí thư đề nghị tiếp tục tiến hành công tác phòng, chống tham nhũng một cách toàn diện, trong đó chú ý một số khâu trọng tâm, trọng điểm, khâu còn yếu, nhất là xây dựng thể chế luật pháp về quản lý kinh tế - xã hội nhằm phòng ngừa tham nhũng; thực hiện nghiêm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng; cần tiếp tục làm mạnh hơn việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; quan tâm việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng chính trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Về các công việc cụ thể, Ban Chỉ đạo cần chú ý thêm các biện pháp phòng chống tham nhũng vặt, tham nhũng ở các địa phương, bộ, ngành; chủ động, tích cực tham gia, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc lựa chọn nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp. Ban Chỉ đạo cần chú ý công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tham nhũng; phân công các thành viên kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng, xác định rõ trách nhiệm, đồng thời cung cấp thông tin thường xuyên cho các thành viên Ban Chỉ đạo. Tổng Bí thư yêu cầu Ban Chỉ đạo cần làm hết sức quyết liệt, từng thành viên phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, chủ động, tích cực thực hiện kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại các bộ, ngành, địa phương được phân công theo dõi.

Tổng Bí thư giao các cơ quan chức năng nghiên cứu tổng kết, từ đó đề xuất ban hành văn bản của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng trong tình hình hiện nay./.

(Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG